Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vasep tính kiện cơ quan cấp phép nhập khẩu hóa chất cấm

Một số sản phẩm có chứa trifluralin trong nuôi trồng thủy sản bán trên thị trường - Ảnh Vasep cung cấp

Hiện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đang thu thập chứng cứ để tính kiện cơ quan chức năng cho phép nhập khẩu hóa chất trifluralin sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong khi đã có lệnh cấm của Chính phủ.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Vasep khẳng định như vậy tại buổi làm việc giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu tôm Nhật Bản về việc kiểm soát trifluralin trong nuôi trồng thủy sản tại TPHCM ngày 3-11.

Ban đầu, trifluralin là thuốc diệt cỏ, sau đó, được sử dụng trong nuôi tôm để trị bệnh sợi nấm trên ấu trùng tôm, trong xử lý nước và diệt các ký sinh gây bệnh trong nuôi cá. Đây là chất có khả năng gây ung thư. Do đó, nhiều nước đã có lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng nhưng tại Việt Nam thì sử dụng tràn lan trên thị trường mặc dù đã có lệnh cấm trước đó của Chính phủ vào tháng 4 năm nay.

Theo ông Hải, từ tháng 4 năm nay, sau khi nhận thấy một số địa phương có dấu hiệu lạm dụng trifluralin trong nuôi trồng thủy sản, Vasep đã có những kiến nghị lên những cơ quan có liên quan nhưng câu trả lời thì phải chờ đến trung tuần tháng 9, nghĩa là khi phía Nhật có thông báo sẽ kiểm tra hàm lượng trifluralin của tất cả các mặt hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam với tỷ lệ 100%, lúc đó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiaqad) mới có văn bản hướng dẫn.

Còn ông Nguyễn Hữu Thanh, Giám đốc Công ty Vietfoods (Cần Thơ) đặt câu hỏi, trong 38 sản phẩm thuốc hóa chất có bán trên thị trường có chứa trifluralin đều có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan.

“Từ khi có thông tin Nhật kiểm tra 100% các lô hàng tôm sú xuất khẩu từ Việt Nam, trong khi Thái Lan cũng xuất khẩu các mặt hàng tôm nhưng họ không hoặc chưa bị phát hiện trifluralin trong các sản phẩm tôm xuất khẩu của họ, do đó Vasep và các cơ quan chức năng cần làm rõ vấn đền này”, ông Thanh nói.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, do các sản phẩm có chứa trifluralin đa phần có nguồn gốc xuất xứ, có tên của nhà sản xuất nên việc kiểm soát những sản phẩm này cũng dễ dàng. Tuy nhiên, theo ông Hòe phải cần ít nhất 3 tháng thì mới có thể “triệt tiêu” được tất cả 38 loại sản phẩm có chứa trifluralin bán trên thị trường.

Tuy nhiên, đại diện các công ty nhập khẩu thủy sản của Nhật cho rằng, 3 tháng, đó là thời gian để Việt Nam tìm cách loại bỏ các sản phẩm có chứa trifluralin tồn tại trên thị trường. Theo những doanh nghiệp này, vấn đề trước mắt là phía Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào đối với những sản phẩm tôm xuất sang thị trường Nhật trong thời gian tới nếu bị phát hiện trifluralin.

Theo thống kê của Vasep, từ đầu năm đến nay, thị trường Nhật Bản nhập khẩu khoảng 40.000 tấn tôm sú các loại và dự kiến trong 2 tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ của tăng nên Nhật Bản cần nhập khoảng 10.000 tấn tôm sú của Việt Nam.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề cuộc họp, các doanh nghiệp cho biết, không một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nào dám chắc sản phẩm của họ có bị nhiễm trifluralin hay không nhưng do hợp đồng đã ký với các nhà nhập khẩu Nhật Bản rồi nên phải bắt buộc phải xuất hàng.

Vasep cho biết, Nhật Bản là một trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, vì vậy, không thể đánh mất uy tính của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường này.

Ông Ngô Văn Nga, Tổng giám đốc Công ty TNHH kinh doanh thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt (Cà Mau), công ty có kim ngạch xuất khẩu tôm sú sang thị trường Nhật Bản vào khoảng 45 triệu đô la Mỹ (lớn nhất cả nước tính vào thời điểm này) cho biết, hiện tại, Quốc Việt chưa có sản phẩm nào bị nhiễm trifluralin. Tuy nhiên, "chúng tôi không dám chắc trong thời gian tới sản phẩm tôm công ty có bị nhiễm trifluralin hay không", ông lo ngại.

Ông Nga cho biết thêm: “Nếu trong trường hợp sản phẩm tôm sú xuất khẩu bị nhiễm trifluralin, chúng tôi sẽ thu hồi lô hàng bị nhiễm về và lập tức thay thế lô hàng mới cho khách hàng Nhật Bản”.

Theo các doanh nghiệp, chi phí để kiểm tra 1 kg tôm sú vào khoảng 10 đô la mỹ, nếu một container ( loại 20 feet) bị phát hiện nhiễm trifluralin doanh nghiệp sẽ mất khoảng 10.000 đô la Mỹ, chiếm 10% tổng giá trị của lô hàng vì phải kiểm tra dư lượng trifluralin cho toàn bộ container.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Cù Huy Hà Vũ và những vụ kiện “có một không hai”
  • Con trai nhà thơ Huy Cận bị khởi tố vì tội chống phá Nhà nước
  • Nhiều sai phạm trong sản xuất thuốc
  • Bắt quả tang một DN nước ngoài xả nước bẩn ra sông
  • Huỳnh Ngọc Sĩ lãnh án chung thân, điều tra tiếp vụ nhận 2 triệu USD
  • Vẫn đang giải trình vụ khiếu nại Megastar
  • TGĐ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ký nhiều quyết định bất hợp pháp!
  • Chủ cây xăng vay cả chục tỷ đồng rồi… xù
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%