Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ đề án 112: Khởi tố thêm 5 bị can

Ngày 28-10, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại ban điều hành đề án 112, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với năm cá nhân.

Trong đó, ông Nguyễn Cát Hồ (sinh 1941, trú tại phường Cống Vị, quận Ba Đình) - nguyên tổ trưởng tổ đào tạo, ban điều hành đề án 112 Chính phủ - bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; ông Phạm Văn Tuấn (sinh 1962, trú tại Khương Đình, quận Thanh Xuân) - phó giám đốc Nhà xuất bản Tư Pháp, Bộ Tư pháp - bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra, cơ quan điều tra khởi tố ba bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, với vai trò giúp sức cho các đối tượng khác gồm ông Đặng Quang Hưng (sinh 1980) - trú tại phường Ô Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chủ nhà sách Hưng Dân; bà Đặng Thị Hiền (1976) - trú tại Đầm Hồng, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chủ nhà sách Tri Thức và bà Nguyễn Thị Thanh Hà (1972) - trú tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, chủ nhà sách Đông Đô.

Ông Nguyễn Cát Hồ bị khởi tố do có dấu hiệu liên quan đến việc thực hiện in ấn giáo trình, tài liệu và chi phí đào tạo cho các cán bộ được thụ hưởng từ đề án 112. Đề án 112 đã thực hiện đào tạo đại trà 68.000 cán bộ với chương trình tám môđun (tương đương bằng A) với học phí 300.000-700.000 đồng/người. Tuy nhiên, ban điều hành đã chi phí đào tạo cho mỗi học viên thấp nhất là 2 triệu đồng, có dấu hiệu gây thiệt hại cho ngân sách.

Ông Phạm Văn Tuấn bị khởi tố do có dấu hiệu liên quan đến việc in ấn gần 30 hợp đồng tài liệu giữa Ban đề án 112 và NXB Tư Pháp. Nguyên trưởng Ban điều hành đề án 112 Vũ Đình Thuần và thư ký là ông Lương Cao Sơn đã ký hợp đồng với NXB Tư Pháp để in ấn các tài liệu phục vụ thực hiện đề án với tổng trị giá lên đến gần 4 tỉ đồng. Sau đó, NXB Tư Pháp đi thuê in ấn tại các đơn vị khác hết gần 3 tỉ đồng. Phần tiền chênh lệch còn lại đã được một số cán bộ làm giả chứng từ để hợp thức hóa nhằm chia chác cho một số cán bộ thuộc Ban điều hành đề án 112.

Tính đến nay, liên quan đến vụ án tham nhũng xảy ra tại Ban điều hành đề án 112, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 22 bị can về các tội tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

 

(Theo MINH QUANG/Tuổi Trẻ/nld)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Phải tiếp tục “soi” Đề án 112
  • Dự án khu du lịch quốc tế Hòn Dấu- Đẹp như mơ cũng không thể mờ trách nhiệm (1)
  • Máy bay chở vũ khí bị bắt ở Bangkok: Vẫn còn ẩn số
  • Dự án khu du lịch quốc tế Hòn Dấu- Đẹp như mơ cũng không thể mờ trách nhiệm
  • Georgia: Cờ bạc và ma túy
  • Những nhà tù " tự do" nhất thế giới - Buồng giam gia đình ở Aranjuez
  • Vụ án bom lỏng
  • Những nhà tù tự do nhất thế giới - Nhà tù không có cai ngục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%