Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (8): Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang - Phần 4

TÒA ÁN HIẾN ĐỊNH VÀ TÒA ÁN LUẬT ĐỊNH

Đạo luật tư pháp năm 1789 thiết lập ba cấp trong hệ thống tòa án liên bang tồn tại đế n ngày nay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Quốc hội thự c thi thẩm quyền của mình dựa trên Điều I và Điều III của Hiến pháp, và lập nên các tòa án liên bang khác. Các tòa án được thiết lập theo Điều III được gọi là tòa án hiến định, còn các tòa án được lập theo Điều I được gọi là tòa án luật định. Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm, tòa án hạt liên bang là tòa hiến định. Tòa luật định bao gồm Tòa phúc thẩm quân sự Hoa Kỳ, Tòa án thuế Hoa Kỳ và Tòa phúc thẩm cựu chiến binh.

Không giống như tòa hiến định, các tòa luật định ngoài nhiệm vụ tư pháp còn có nhiệm vụ hành pháp và bán lập pháp. Một điểm khác nữa là KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ 48 tòa án luật định thường được lập nên nhằm mục đích công khai là giúp quản lý một đạo luật cụ thể của Quốc hội. Còn các tòa hiến định là các cơ quan xét xử, được thiết lập để giải quyết kiện tụng.

Cuối cùng, mức độ độc lập của tòa án hiến định và luật định với hai ngành khác của chính quyền là khác nhau. Các thẩm phán theo Điều III (tòa hiến định) được phục vụ trong suốt giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, tức là gần như suốt đời. Do các thẩm phán theo Điều I (tòa luật định) không được Hiến pháp bảo đảm về giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, nên Quốc hội quy định nhiệm kỳ cụ thể. Tóm lại, tòa hiến định có mức độ độc lập đối với hai ngành khác của chính quyền cao hơn so với tòa luật định.

HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG


Mặc dù thẩm phán là người nổi bật nhất trong hệ thống tư pháp, nhưng phía sau họ có một đội ngũ hỗ trợ đông đảo. Công sức của họ nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà thẩm phán không có khả năng, hoặc không phù hợp để thực hiện, hoặc đơn giản là vì họ không đủ thời gian. Một số thành viên đội ngũ hỗ trợ, như thư ký luật, có thể làm việc riêng cho một thẩm phán. Nhưng cũng có những người khác, như thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ, được phân công làm việc cho một tòa án cụ thể. Ngoài ra còn có các cán bộ của cơ quan hànhchính, như Văn phòng hành chính các tòa án Hoa Kỳ, phục vụ toàn bộ hệ thống tư pháp.

Thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ

Để cố gắng hỗ trợ khối lượng công việc của các thẩm phán hạt liên bang, năm 1968, Quốc hội đã thành lập một hệ thống thẩm phán hòa giải và tiểu hình để phục vụ nhu cầu và tình hình cụ thể của mỗi tòa án hạt. Thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thẩm phán tòa án hạt bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tám năm, mặc dù họ có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệ m kỳ “nế u có lý do chính đáng”. Trong phạm vi hướng dẫn của Quốc hội, các thẩm phán tại mỗi tòa án hạt được quyền quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thẩm phán hòa giải và tiểu hình. Cơ quan lập pháp cho phép nếu được sự đồng thuận củ a các bên liên quan, thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thực hiện tất cả các thủ tục trong các vụ dân sự có hoặc không có bồi thẩm, và đưa ra phán quyết, cũng như được tiến hành xét xử những người bị buộc tội tiểu hình (ít nghiêm trọng) trong phạm vi hạt đó, với điều kiện phải được bị cáo đồng ý. Tuy nhiên, do quyền quyết định ủy quyền trách nhiệm cho thẩm phán hòa giải và tiểu hình vẫn thuộc thẩm phán hạt, nên sự tham gia của thẩm phán hòa giải và tiểu hình vào việc giải quyết các vụ việc vẫn còn nhiều hạn hẹp so với phạm vi được luật cho phép.

Thư ký luật

Người được coi là đã sử dụng thư ký luật đầu tiên ở Hoa Kỳ là Thẩm phán Horace Gray của bang Massachusetts. Vào mùa hè năm 1875, khi còn làm chánh án ở Tòa án tối cao Massachusetts, ông đã tự bỏ tiền thuê một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Trường Luật Harvard. Mỗi năm, ông thuê thêm một thư ký mới từ Trường Harvard, và đến khi ông được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ năm 1882, ông đã đưa một thư ký luật đi cùng lên làm việc ở tòa án tối cao của quốc gia.

Người kế nhiệm Thẩm phán Gray ở Tòa án tối cao là Oliver Wendell Holmes đã tiếp tụ c áp dụng tập quán hàng năm thuê thêm một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở Trường Luật Harvard làm thư ký củ a mình. Khi William Howard Taft, cựu giảng viên luật ở Trường Yale, trở thành chánh án, hàng năm ông thuê thêm một thư ký luật của hiệu trưởng Trường Luậ t Yale. Harlan Fiske Stone, cựu hiệu trưởng Trường Luật Columbia, sau khi được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao năm 1925 đã duy trì tập quán mỗi năm thuê một sinh viên tốt nghiệp Columbia làm thư ký luật.

Từ những tập quán này, đã có sự gia tăng ổn định số lượng thư ký luật ở tất cả các tòa án liên bang. Hiện có hơn 2.000 thư ký luật làm việc cho các thẩm phán liên bang, và hơn 600 người phục vụ các thẩm phán xử phá sản và thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ. Ngoài số lượng thư ký luật được từng thẩm phán thuê riêng, tất cả các tòa án phúc thẩm và một số tòa án hạt còn thuê thư ký luật chuyên nghiệp để phục vụ cho cả tòa án.

Nhiệm vụ của thư ký luật rất khác nhau, tùy mức độ ưu ái của thẩm phán mà họ đang phục vụ. Điều này cũng khác nhau giữa các loại tòa án khác nhau. Thư ký luật cho các thẩm phán hạt liên bang thường làm nhiệm vụ chủ yếu như một trợ lý nghiên cứu. Họ dành phần lớn thời gian xem xét các kiến nghị trong các vụ án dân sự và hình sự. Đối với mỗi kiến nghị, họ xem xét và lưu ý các vấn đề và địa vị của các bên liên quan, sau đó nghiên cứu các điểm quan trọng phát sinh từ những kiến nghị đó và chuẩn bị báo cáo cho thẩm phán. Vì công việc của họ liên quan đến giai đoạn đầu tiên của quá trình xét xử, họ có nhiều mối liên hệ với luật sư và người làm chứng. Thư ký luật ở cấp này có thể tham gia vào việc dự thảo ý kiến ban đầu của tòa thẩm phán.

Ở cấp phúc thẩm, đầu tiên thư ký luật tham gia vụ việc với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề luật pháp và tình tiết thể hiện trong kháng cáo kháng nghị. Tòa phúc thẩm không có quyền được chấp nhận xét xử hay không xét xử một vụ việc như Tòa án tối cao, nên nó sử dụng một số công cụ sơ kiểm để phân loại các vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng, với những vụ việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Thư ký luật là một phần của quá trình sơ kiểm này.

Một số vụ được tổ chức tranh tụng, và thư ký được gọi lên hỗ trợ thẩm phán chuẩn bị. Nếu buộc thẩm phán phải phân tích rất nhiều tài liệu trước buổi tranh tụng thì họ sẽ rất vất vả. Họ chỉ có đủ thời gian xem qua những phần quan trọng nhất của các bản ghi do thư ký luật đưa lên.

Khi một quyết định được tòa phúc thẩm thông qua, thư ký luật thường tham gia vào việc viết lệnh đi kèm với phán quyết. Thư ký thường tham gia dự thảo ý kiến ban đầu hoặc lệnh theo chỉ dẫn của thẩm phán. Thư ký luật cũng có thể được yêu cầu chỉnh sửa hoặc kiểm tra dẫn chứng (viện dẫn một đạo luật, một vụ án đã xét xử trước đó, hoặc cẩm nang pháp lý, dưới hình thức tóm lược hoặc một luận điểm trước tòa) trong bản ý kiến của thẩm phán. Công việc của thư ký luật cho các thẩm phán ở Tòa án tối cao cũng gần giống công việc của thư ký ở các tòa phúc thẩm khác. Thư ký đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các đại thẩm phán quyết định xem vụ nào sẽ đem ra xét xử. Theo đề nghị của Thẩm phán Lewis F. Powell (con), năm 1972, đa số các thành viên của Tòa bắt đầu tham gia vào một nhóm gọi là “certpool” (“nhóm xem xét đặc lệnh lấy lên xét xử”); các thẩm phán tập hợp các thư ký của mình lại, chia tất cả các tài liệu, và chuyển bản nhận xét về đặc lệnh lấy lên xét xử của từng thư ký cho tất cả những người trong nhóm. Bản nhận xét tổng hợp tình tiết của vụ việc, các vấn đề luật pháp được đưa ra và đề xuất các hành động – tức là có nên xét xử triệt để hay không, hay là từ chối hoặc loại bỏ. Khi các thẩm phán bỏ phiếu đồng ý xét xử vụ việc, các thư ký luật cũng như các thư ký ở tòa phúc thẩm sẽ chuẩn bị ý kiến để các thẩm phán sử dụng trong quá trình tranh tụng. Cuối cùng, thư ký luật cho các thẩm phán Tòa án tối cao, cũng giống như các thư ký ở tòa phúc thẩm, sẽ giúp soạn thảo ý kiến.

Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ

Công tác hành chính của toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang do Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ quản lý. Từ khi thành lập năm 1939, văn phòng này đã giải quyết tất cả các việc từ cung cấp trang thiết bị đến thương thảo với các cơ quan nhà nước khác để tiếp quản nơi làm việc cho tòa án trong các tòa nhà liên bang, lưu giữ hồ sơ nhân sự tư pháp và thu thập dữ liệu về các vụ việc được xem xét ở tòa liên bang.

Văn phòng hà nh chính cũng phục vụ cho Diễn đàn tư pháp của Hoa Kỳ, là tổ chức lập chính sách hành chính trung tâm của hệ thống tư pháp liên bang. Ngoài việc cung cấp số liệu thống kê cho nhiều ủy ban của Diễn đàn, Văn phòng hành chính còn đóng vai trò làm trung tâm tiếp nhận và trung chuyển cho các thông tin và kiến nghị đưa ra Diễn đàn tư pháp. Văn phòng còn làm nhiệm vụ liên lạc cho cả hệ thống tư pháp liên bang và Diễn đàn tư pháp, làm cơ quan hậu thuẫn cho ngành tư pháp trong các vấn đề liên quan đến Quốc hội, ngành hành pháp, các nhóm nghề nghiệp và công chúng nói chung. Đặc biệt quan trọng là vai trò đại diện trước Quốc hội, tại đó, văn phòng phối hợp với các thẩm phán liên quan sẽ đưa ra đề xuất ngân sách, bổ sung thẩm phán, kiến nghị thay đổi thủ tục tòa án và các biện pháp chủ chốt khác.

Trung tâm tư pháp liên bang

Trung tâm tư pháp liên bang được thành lập năm 1967 là cơ quan của các tòa án liên bang phục vụ công tác đào tạo liên tục và nghiên cứu. Nói chung, Trung tâm có ba nhóm nhiệm vụ: triển khai nghiên cứu về các tòa án liên bang, đề xuất cải thiện công tác quản lý hành chính của các tòa án liên bang, và xây dựng các chương trình giáo dục đào tạo cho cán bộ trong ngành tư pháp.

Từ ngày đầu thành lập, các thẩm phán đã được dự các bài giảng định hướng và các chương trình đào tạo khác do Trung tâm tư pháp liên bang tiến hành. Trong những năm gần đây, các thẩm phán hòa giải và tiểu hình, các thẩm phán về phá sản và cán bộ hành chính cũng được tham dự các chương trình đào tạo. Do sử dụng nhiều công nghệ hình ảnh và vệ tinh, nên Trung tâm tư pháp liên bang có khả năng tiếp cận đến rất nhiều người.

KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA TÒA ÁN LIÊN BANG

Khối lượng công việc của các tòa á n liên bang ở cả ba cấp - tòa án hạt, tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao Hoa Kỳ - đều rất nặng nề.

Trong năm tài khóa 2002, có khoảng hơn 340.000 vụ được khởi kiệ n ở tòa án hạt liên bang. Riêng số vụ hình sự đã tăng 43% tính từ năm 1993.

Năm 1995 đã có 50.072 vụ phúc thẩm ở một tòa án phúc thẩm khu vực. Con số này tăng hàng năm, lên đến mức 60.847 vụ năm 2003. Tuy nhiên, số vụ được tòa phúc thẩm giải quyết dứt điểm cũng tăng đều, từ 49.805 vụ năm 1995 lên đế n 56.586 vụ năm 2002.

Tổng khối lượng công việc của Tòa án tối cao phần lớn được tính theo tiêu chuẩn lịch sử; đã có 8.255 vụ được đặt lên bàn xem xét của Tòa án tối cao trong kỳ làm việc năm 2002. Tuy nhiên, Tòa án tối cao được quyền quyết định vụ việc nào sẽ được nó giải quyết triệt để. Do đó, số vụ đượ c tranh tụng trước Tòa giả m khá nhiề u qua các năm. Trong kỳ làm việc năm 2002, chỉ có 84 vụ được tranh tụng và 79 vụ được giải quyết với 71 bản ý kiến được ký tên.

(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)

Bài thuộc chuyên đề: Giới thiệu sơ lược hệ thống pháp luật Hoa Kỳ

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%