Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ thuế TNCN sẽ bị cưỡng chế thu hồi

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nợ thuế thu nhập cá nhân để tiến hành xử lý nợ, trong đó nhấn mạnh đến việc thu hồi nợ thuế, đặc biệt đối với khoản nợ được xếp vào diện khó thu.

Cụ thể, đối với khoản nợ thuế do tổ chức chi trả lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, nhưng chưa tuyên bố giải thể, phá sản, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế địa phương phải gửi thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng nợ thuế và kiến nghị các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ.

Trong trường hợp tổ chức chi trả đã có quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản, cơ quan thuế phải chủ động thu thập thông tin, hồ sơ, chứng từ, thủ tục phá sản của người nợ thuế và tiến hành xử lý nợ kịp thời ngay sau khi có quyết định của toà án.

Trường hợp người nợ thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ thuế hoặc người nợ thuế đã bỏ kinh doanh, bỏ địa bàn nơi cư trú, tạm trú nhưng chưa được xoá nợ thuế thì tiến hành cưỡng chế thu hồi nợ hoặc sử dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế khác nếu người nợ thuế vẫn còn tài sản.

Đối với trường hợp người nợ thuế liên quan đến trách nhiệm hình sự (đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hoặc chờ bản án), Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế phải thông báo đến các cơ quan liên quan về tình trạng nợ thuế và xử lý nợ thuế ngay sau khi có kết luận của cơ quan tư pháp hoặc bản án của toà án.

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thuế, tổng số nợ thuế của toàn ngành thuế hiện nay còn khoảng 23.400 tỷ đồng, giảm 3% (tương đương 548 tỷ đồng) so với cuối  năm 2009. Trong năm 2010 có 33/63 địa phương thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ thuế nên có số nợ thuế giảm so với năm 2009. Ngược lại vẫn còn tới 30 địa phương có số nợ thuế gia tăng, trong đó có nhiều địa phương để nợ thuế tăng hơn 30% so với năm 2009 như Hải Phòng có số nợ thuế tăng 52%, Bắc Giang tăng 46%, Kiên Giang tăng 51%, Thái Bình tăng 56%...

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Bùi Văn Nam cho biết, từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm toàn ngành đã thu trên 75% nợ thuế có khả năng thu hồi và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu và nợ chờ xử lý đối với nợ của năm trước chuyển sang.

“Tỷ lệ nợ đọng trên tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý có chuyển biến rõ rệt trong vòng 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ nợ đọng thuế từ mức 6,4% năm 2006; 6,5% năm 2007 tăng vọt lên mức 9,5% năm 2008 đã giảm xuống còn 8,4% năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý ước chỉ còn khoảng 5,5%. Năm 2011, ngành thuế đặt mục tiêu giảm số nợ thuế xuống tối đa chỉ còn 4% tổng thu ngân sách”, ông Nam cho biết.

(Theo baodautu)

  • L/C có thể sửa đổi hợp đồng?
  • Các tiêu thức trên hoá đơn in mới từ 1/1/2011
  • Cá nhân, tổ chức chỉ được góp vốn thành lập 1 ngân hàng thương mại
  • Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với cổ tức bằng tiền
  • Cẩn trọng khi xây dựng bảng giá đất
  • Sử dụng hóa đơn cũ ra sao?
  • Thêm ba luật mới có hiệu lực từ năm 2011
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất ở và đất vườn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%