Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán nhà theo Nghị định 61/CP: Chậm do quy trình?

Làm việc với lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đề nghị thành phố (TP) báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục giải quyết hồ sơ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước (theo Nghị định (NĐ) 61/CP) trong năm 2011. Lý do, số lượng nhà cũng như hồ sơ xin mua nhà còn quá lớn, khó có thể giải quyết trong năm nay như hạn định.
 
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Trung Kiên

Còn 45.000 căn hộ thuộc diện được bán


Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn, hiện nay trên địa bàn TP còn khoảng 50.000 căn hộ thuộc sở hữu nhà nước, với diện tích 1,5 triệu mét vuông. Trong đó, có khoảng 45.000 căn hộ nằm trong diện được phép bán theo NĐ 61/CP. Dự kiến, từ nay đến ngày 31-12-2010, các đơn vị quản lý nhà sẽ rà soát 20.000 căn hộ đang quản lý để tiếp nhận đơn xin mua; đồng thời phối hợp với các quận, huyện cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho khoảng 10.000 căn hộ khác. Cũng trong thời gian này, các quận, huyện, thị xã phải hoàn tất thủ tục cấp GCN cho khoảng 13.000 căn/18.000 căn hộ đã được TP tiếp nhận.

Điều khiến cơ quan quản lý lo lắng là tình trạng "nước đến chân mới nhảy", hồ sơ xin mua dồn vào những tháng cuối năm trước khi hết hạn (thực tế, điều này đã từng xảy ra mỗi khi sắp hết hạn bán nhà và Chính phủ đã phải gia hạn đến hết năm 2010). Mặc dù muốn đẩy nhanh tiến độ bán nhà ngay từ đầu năm và thời gian nhận hồ sơ mua nhà còn hơn 7 tháng, nhưng số hồ sơ nộp vào hiện mới dừng ở con số 6.000. Mặt khác, chính cơ quan quản lý cũng thừa nhận quy trình bán nhà còn phức tạp, nhiều khâu chưa được rút ngắn, khiến người dân bức xúc. Không ít trường hợp nộp hồ sơ 5-7 tháng song vẫn chưa được cấp GCN dù theo quy trình bán nhà chỉ có 51 ngày làm việc.

Nhiều hồ sơ, cơ quan bán nhà duyệt xong rồi, chuyển sang chính quyền địa phương để cấp GCN thì tắc, vì nơi cấp GCN đòi "duyệt" hồ sơ lại từ đầu... Thậm chí, có quận vẫn còn tồn đọng hồ sơ nộp từ các năm 2007, 2008 và 2009 chưa giải quyết xong. Lo ngại những tồn tại trên, Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị TP báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục giải quyết bán nhà trong năm 2011 với những hồ sơ mua nhà còn lại đã nộp trong năm 2010; đồng thời, để có thời gian giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, mua chuyển dịch nhà đất quy về một chủ theo cơ chế giá bán mới cũng như chỉnh lý hồ sơ mua nhà để lưu trữ, khai thác, sử dụng. Đối với nhà không được bán hoặc người thuê nhà không mua, Sở Xây dựng đề xuất Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội thống nhất đưa vào quỹ nhà ở xã hội.
 
Hiện Hà Nội còn rất nhiều hồ sơ xin mua nhà theo Nghị định 61/CP cần được giải quyết. Trong ảnh: Khu tập thể Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Trung Kiên

Nhà tự quản giải quyết thế nào?

Ngoài quỹ nhà đang được quản lý, trên địa bàn Hà Nội còn khoảng 12.000 căn hộ có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước nhưng nay không còn cơ quan quản lý, cũng chưa kê khai theo Chỉ thị 25/CT-UB. Trong đó, nhiều nhất là huyện Thanh Trì: 3.190 trường hợp, quận Ba Đình: 2.852, Hoàng Mai: 1.988, Thanh Xuân: 852 trường hợp... Theo Sở Xây dựng Hà Nội, quỹ nhà này không thể cấp GCN do qua nhiều cơ quan quản lý, thậm chí cơ quan quản lý đã giải thể, nên hồ sơ gốc đã thất lạc.

Thêm vào đó, qua thời gian dài không được quản lý, hầu hết người sử dụng nhà đất đã cơi nới, lấn chiếm, mua đi bán lại bằng giấy tờ viết tay hoặc xây dựng không phép... Đại diện UBND quận Hai Bà Trưng - quận tồn tại khá nhiều dạng nhà này cho biết, người dân sinh sống ở đây rất bức xúc vì không được cấp GCN nhưng không thể giải quyết vì chưa được bàn giao quỹ nhà và cũng không có cơ quan quản lý nên dạng nhà này cứ "lửng lơ" như vậy từ nhiều năm nay. Để giải quyết những tồn tại trên, nhiều địa phương kiến nghị TP xem xét cho cấp GCN với trường hợp mua bán bằng giấy viết tay, xây dựng không phép. Việc làm này có thể coi là giải pháp tình thế bởi đa số người dân đã ăn ở ổn định, lâu dài, nên có thể xem xét phạt hành chính rồi cấp GCN để người dân không bị thiệt thòi và công tác quản lý được tốt hơn.

(Theo Khánh Khoa // Hanoimoi Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Việt kiều: Nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài?
  • Ba bài học về quản lý lãi suất ngân hàng
  • CPI tháng 4: Kết quả bước đầu của Nghị quyết 18
  • Giám định pháp y: Tuổi nạn nhân + 10% = tỷ lệ tổn hại sức khỏe?
  • Trọng tài Thương mại: Bao giờ mới thực là "cha mẹ"?
  • Dỡ niêm phong hồ sơ VPCC Việt Tín phục vụ điều tra
  • Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá
  • Giá thuốc cao: Bị 'làm giá' từ nhà sản xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%