Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trọng tài Thương mại: Bao giờ mới thực là "cha mẹ"?

Theo kế hoạch, dự luật Trọng tài thương mại sẽ được xem xét để thông qua vào Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, tháng 5-2010. Đây là một dự luật quan trọng khi Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và tăng cường giao thương quốc tế. Với dự luật này, cơ hội giải quyết tranh chấp nhanh gọn, tiện ích, bảo đảm bí mật thương hiệu cho các doanh nghiệp (DN) sẽ được củng cố bằng khung pháp lý cao hơn, cụ thể hơn trước.
 
Thực tế, trong thời gian qua ở Việt Nam đã tồn tại nhiều cơ quan trọng tài song hiệu quả hoạt động chưa cao. Trong 10 năm, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ xử được một vụ và mới đây, TAND thành phố Hồ Chí Minh cũng đã hủy phán quyết phán quyết của VIAC. Điều đó cho thấy, dù có cơ chế xử lý tranh chấp linh hoạt, mềm dẻo song các trung tâm trọng tài vẫn chưa phải là điểm đến thực sự tin cậy cho các DN trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
 
Tiêu chuẩn trọng tài viên còn hơi cứng nhắc
 
Dự thảo quy định, trọng tài viên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên... Theo bà Lê Thị Tố Hoa - Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội, các quốc gia có sử dụng nhiều phán quyết trọng tài, thì uy tín của trọng tài viên rất được coi trọng và là điều kiện then chốt để làm nhân vật trung gian hòa giải các tranh chấp thương mại, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp quốc tế. Còn ở Việt Nam, nhiều DN chấp nhận hầu tòa chứ không muốn sử dụng đến phán quyết trọng tài do chúng không có tính khả thi cao, không có tính bắt buộc như phán quyết của tòa án. Do đó dự thảo cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa về tiêu chuẩn trọng tài viên.
 
Ông Vương Trọng Kế - Phó chủ nhiệm Đoàn Lụât sư thành phố Hà Nội,thì cho rằng, tiêu chuẩn trọng tài viên theo dự luật là quá cao, nếu ở vùng sâu vùng xa thì lấy đâu ra những người đã học đại học và thâm niên công tác nhiều như vậy để làm trọng tài cho họ. Có ý kiến khác cho rằng, việc quy định rõ những người như Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án thì không được làm trọng tài viên (theo khoản 4 điều 20 dự luật) là quy định “cứng”. Vậy với quy định này, các thanh tra viên, thẩm tra viên có được làm trọng tài viên hay không khi họ có đủ trình độ và thâm niên công tác.
 
Luật Trọng tài của đa số các nước trên thế giới đều không quy định tiêu chuẩn cứng đối với Trọng tài viên, mà chỉ quy định một số trường hợp các bên được khước từ Trọng tài viên. Nguyên lý chung là bất cứ ai được các bên tín nhiệm chọn đều có thể làm Trọng tài viên. Như vậy, việc lựa chọn ai làm Trọng tài viên là do các bên tranh chấp quyết định, Nhà nước không can thiệp.
 
Tòa án “bắt tay” trọng tài
 
Trên thực tế, tòa án có vai trò quan trọng đối với trọng tài. Tòa án có thể hoạt động độc lập không cần trọng tài nhưng hoạt động trọng tài rất cần sự hỗ trợ của tòa án. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì điều lo ngại nhất của các bên tham gia giải quyết tranh chấp chính là phán quyết trọng tài bị hủy và chuyển về cho tòa án thụ lý giải quyết. Một số vụ việc có nguy cơ bế tắc không thực hiện được, trong tiến trình hòa giải hoặc đã ra phán quyết trọng tài chỉ cần một bên không đồng ý kiến nghị hủy lập tức phán quyết thành vô hiệu. Cũng có nhiều trường hợp bị hủy do thiếu căn cứ khiến thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài phức tạp, nhiều rủi ro. Bà Ngô Minh Ngọc -Phó Chánh án TNND thành phố Hà Nội cho rằng, phần lớn án quá hạn hiện nay là do không cung cấp đủ chứng cứ, nhât là các vụ việc ở nước ngoài. Trong khi theo thống kê, 100% vụ ủy thác điều tra thu thập chứng cứ ở nước ngoài là không có kết quả. Vì vậy, dự luật chỉ nên quy định trong trường hợp cần thiết có thể cung cấp chứng cứ vì ngay cả tòa án cũng không có đủ nhân lực để đảm trách vấn đề này.
 
Vì thế, mặc dù tòa án có vai trò hỗ trợ rất lớn cho hoạt động trọng tài quyền hạn và vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại hiện vẫn chưa rõ ràng, nhập nhằng với quyền hạn của tòa án. Cụ thể, khi một bên đơn sự thua kiện thấy bất lợi cho mình sẽ yêu cầu Tòa án xem xét hủy quyết định trọng tài. Như vậy, các nguyên đơn sẽ có tâm lý ngần ngại, giảm sút lòng tin vào việc chọn cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Nên chăng, trong trường hợp trọng tài thương mại đã nhận xét xử thì không đem ra tòa án xử tiếp.
 
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
 
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.
 
2. Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 
3. Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ðiều 67. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
 
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
 
2. Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
 
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
 
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trong trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy.
 
3. Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài nếu xét thấy phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam có liên quan.

 

 

 

 

(Theo Hương Nguyên/nhandan)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dỡ niêm phong hồ sơ VPCC Việt Tín phục vụ điều tra
  • Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá
  • Giá thuốc cao: Bị 'làm giá' từ nhà sản xuất
  • Đồ chơi ngoài luồng tràn ngập
  • Tăng thuế để tiết kiệm tài nguyên
  • Hệ thống sông Đồng Nai ô nhiễm nặng: Cơ chế có, hành động không
  • “Ma trận” thiết bị tiết kiệm điện: Coi chừng hàng rởm
  • Mức khống chế vô lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%