Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tiếng nói từ DN

Khi có vướng mắc, các DN nên thường xuyên liên lạc với cơ quan hải quan, đặc biệt trước khi NK mặt hàng mới

Thời gian vừa qua, ngành hải quan đã liên tiếp tổ chức các cuộc đối thoại với các DN trong và ngoài nước nhằm giải đáp và tháo gỡ khó khăn cho các DN. Qua các cuộc hỏi đáp cho thấy ngành hải quan đã thật sự cầu thị, muốn tạo thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, để mục tiêu này được thực hiện tốt hơn nữa rất cần tiếng nói từ các DN.

Không ít lần trong các cuộc đối thoại với DN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đều khẳng định rằng các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa cơ quan thuế, hải quan với DN là cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao hiệu quả của các cuộc đối thoại, các vấn đề vướng mắc hàng ngày DN nên đem ra trao đổi và thảo luận tại diễn dàn trên website của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, thực tế rất ít DN quan tâm và tham gia diễn đàn này. Thứ trưởng đưa ra dẫn chứng, thời gian qua, diễn đàn trên website của Bộ Tài chính có đưa ra trưng cầu ý kiến của các DN về Luật Thuế tài nguyên, vậy mà trong 2 tháng, diễn đàn chỉ nhận được vẻn vẹn 2 ý kiến góp ý của DN. Đến khi đưa luật vào áp dụng thì rất nhiều DN lại kêu vướng. Điều này cho thấy DN vẫn chưa thật sự quan tâm tới quyền lợi chính đáng của mình cũng như chưa có niềm tin vào các cơ quan chức năng.

Chính vì vậy, tại các diễn đàn đối thoại, Thứ trưởng kêu gọi các DN tích cực phát huy vai trò xây dựng bằng hành động cụ thể, đưa ý kiến khi bộ cần góp ý, để có những sửa đổi kịp thời. Điều đó không chỉ giúp cho Bộ Tài chính trong công tác ban hành văn bản pháp luật mà còn rất gần gũi với quyền lợi và hoạt động hàng ngày của DN.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong năm 2010. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đẩy nhanh tiến trình kê khai thuế qua mạng, ứng dụng thủ tục hải quan điện tử nhằm giúp giảm thời gian và chi phí cho DN. Tuy nhiên, về phía DN cũng cần phải thay đổi phương thức quản trị cho phù hợp với những ứng dụng mới.

Qua các cuộc đối thoại cho thấy, bức xúc thì nhiều nhưng nó chỉ mang tính đặc trưng, vụ việc theo đặc thù của từng DN. Còn tựu chung lại, vướng mắc trong ngành hải quan chủ yếu là ở áp mã và giá, mà nguyên nhân chính là do hệ thống thuế phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đang hướng tới giảm các mức thuế theo lộ trình cam kết đến năm 2018. Bên cạnh đó, ngành Tài chính cũng đang tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính với trọng tâm là thực hiện Đề án 30 của Chính phủ. Riêng đối với ngành hải quan, sau khi kết thúc giai đoạn 1 và 2 của việc rà soát thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan đã đề xuất Bộ Tài chính đơn giản hóa 42 thủ tục (chiếm 95% số được rà soát). Giai đoạn 2, Tổng cục Hải quan sẽ kiến nghị đơn giản hóa thêm 59 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 6 và bãi bỏ 3 thủ tục. Bộ Tài chính đã thống nhất sẽ thực hiện đơn giản hóa 95% thủ tục trong lĩnh vực hải quan, qua đó, cắt giảm khoảng 30% chi phí tuân thủ pháp luật của DN so với hiện tại.

Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - Hoàng Việt Cường khuyến cáo, mặc dù ngành hải quan đã nỗ lực điều chỉnh các quy định nhằm đáp ứng được các mục tiêu: đơn giản hoá thủ tục hải quan, bảo đảm tính thống nhất giữa các khâu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử, thu gọn đầu mối văn bản để thuận tiện trong việc áp dụng; bổ sung các nội dung hướng dẫn cụ thể những quy định liên quan đến các chuẩn mực quốc tế trong phạm vi phù hợp với quy định tại Luật hải quan, Luật quản lý thuế, Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Nghị định 85/2007/NĐ-CP, nhưng vần còn tồn tại ngoài ý muốn chủ quan. Cụ thể như công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều mặt hàng mới đòi hỏi phải phân tích phân loại, mất rất nhiều thời gian. Do vậy, khi có vướng mắc, các DN nên thường xuyên liên lạc với cơ quan hải quan, đặc biệt trước khi NK mặt hàng mới nên tham khảo ý kiến của cơ quan Hải quan để cùng nhau thống nhất áp mã, tránh hiểu lầm và tốn kém thời gian của DN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì xử phạt bằng lái FC
  • Giảm thuế NK cho máy tính?
  • Sử dụng thiết bị cố định vô tuyến chuẩn DECT: phải có giấy phép!
  • Xử phạt tài xế chưa có bằng FC: Doanh nghiệp vận tải lúng túng
  • Tái cơ cấu, Vinashin bị "chẻ" làm 3
  • Từ bỏ ưu ái, doanh nghiệp mới phát triển tốt
  • Kiến nghị, phản ánh của công dân, doanh nghiệp
  • Nghịch lý trạm cân Đại Yên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%