Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chặn "rác thải ngoại": Hàng rào còn nhiều kẽ hở

Một vụ bắt hàng phế liệu nhập trái phép tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Internet)
Tình hình nhập khẩu phế liệu tại cảng Hải Phòng trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp và tăng mạnh so với thời gian cùng kỳ năm 2009 và 2008. Thống kê tại thời điểm cuối tháng 8/2010 trên địa bàn Cảng Hải Phòng còn tồn khoảng 300-350 container thuộc mặt hàng phế liệu đã quá hạn 90 ngày.

Điều đáng lo ngại là số container này đều chứa những mặt hàng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu về Việt Nam. Số rác thải trong số container tồn đọng đó lên tới hơn 3.000 tấn ở trong tình trạng vô chủ khiến cơ quan chức năng ở Hải Phòng phải "đau đầu" tìm cách tiêu hủy.

Cấm nhưng vẫn nhập

Cuối tháng 6/2010, lực lượng Cảnh sát môi trường kết hợp cùng Hải quan Hải Phòng đã phát hiện và bắt giữ 6 container rác thải nằm trong diện cấm nhập về Việt Nam. Trong 6 container này đều chưa vỏ chai nhựa đã qua sử dụng có lẫn nhiều tạp chất  nguy hại. Điều đặc biệt là số vỏ chai nhựa này vẫn chưa qua sơ chế. Điều đặc biệt là lô hàng này được nhập vào theo quyết định của cảng Đình Vũ (Hải Phòng).

Sự việc này đã thêm một lần nữa báo động tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt tại Việt Nam mà không xét đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Tính riêng trong hai năm 2008 và 2009, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã phát hiện 340 container rác phế liệu không nằm trong danh mục được nhập khẩu của nhà nước. Điều nguy hại hơn là trong số này có tới hơn chục container chứa ắc quy chì phế thải và các loại vi mạch điện tử (đây là loại hàng nằm trong chất thải nguy hại cấm nhập khẩu).

Đầu tháng 9/2010, Phòng cảnh sát Môi trường Công an thành phố (PC36) đã kết hợp cùng Hải quan Hải Phòng đã bắt giữ 5 container rác thải được nhập lậu tại cảng Đình Vũ. Trong 5 container trên đều chứa các loại phế liệu cao su phế thải không thể tái chế.

Theo điều tra của PC36 Hải Phòng thì chủ của lô hàng này là Công ty Trí Công (có trụ sở tại Quảng Ninh), hãng tàu vận chuyện là Hanjin đến từ Hongkong. Sau khi bị phát hiện và được yêu cầu lên làm rõ, công ty Trí Công đã thẳng thừng từ chối nhận hàng… với lý do đã nhập nhầm hàng. Vậy là số rác thải trong 5 container đó lại trở thành...vô chủ.

Ông Vũ Hoàng Dương, Đội trưởng đội kiểm sát Hải Quan Hải Phòng cho biết: "Khá nhiều công ty đứng tên nhập khẩu phế liệu là những công ty ma, khi bị phát hiện, khi tìm đến các công ty đó đều không có thực. Chính nguyên nhân đã khiến cho công tác giải quyết gặp rất nhiều khó khăn."

Có đến hơn 80% số lượng container phế liệu ách tắc tại cảng Hải Phòng thuộc loại hàng tái nhập tái xuất. "Tuy đã quá hạn 90 ngày nhưng nước nhập khẩu chưa cho phép nhập hàng. Trong khi đó, phía công ty tại nước xuất cũng viện rất nhiều lý do để không chịu nhận lại hàng về. Chính vì vậy mà hàng vẫn ứ đọng tại cảng...," ông Dương cho biết thêm.

Tính trên địa bàn Hải Phòng có khoảng 40 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Lợi nhuận từ nhập khẩu các loại phế liệu này rất cao nên nên một số các công ty đã bất chấp lợi ích môi trường để kiếm lợi riêng.

"Việc xử lý vi phạm của các công ty nhập khẩu phế liệu bị cấm nhập vẫn thường chỉ dừng ở mức độ hàng chính, số tiền phạt rất nhỏ so với lợi nhuận thu được nên tình trạng nhập khẩu phế liệu vẫn diễn biến khá phức tạp," ông Dương khẳng định.

Còn nhiều kẽ hở

Trao đổi với ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Đình Vũ (Hải quan Hải Phòng) được biết, hiện nay danh mục hàng phế liệu cấm nhập và được phép nhập khẩu ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập. Trong danh mục một số chủng loại vẫn chưa được quy định chặt chẽ và đây là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng để vi phạm.

Trong quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất vẫn cho phép nhập khẩu một số loại có thể tái chế và đã được sơ chế. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các lô hàng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam đều chưa qua sơ chế, thậm chí là còn không thể tái chế.

Một điều đặc biệt là trong số hàng phế liệu tồn đọng tại cảng Hải Phòng thì chiếm đa số thuộc loại hàng tái nhập tái xuất. "Cảng Hải Phòng chỉ đóng vai trò chung chuyển để chờ xuất sang nước thứ ba. Tuy nhiên, phía nước nhập khẩu lại không chịu nhập hàng về khiến cho số rác thải vẫn phải nằm tồn đọng tại cảng mà chưa thể tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu nhất," ông Trường Sơn khẳng định.

Với những lô hàng phế liệu doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về khi bị phát hiện là những loại hàng cấm nhập thông thường sẽ bị niêm phong và doanh nghiệp đó hoặc là phải trả lại nơi xuất hoặc phải chi trả hoàn toàn chi phí tiêu hủy.

Ông Bùi Quý Lạc, Phó Chi cục Hải quan khu vực 3 (Hải quan Hải Phòng) nói: "Về vấn đề nhập khẩu phế liệu thì cho đến nay cảng Hải Phòng vẫn chỉ đóng vai trò là làm dịch vụ lưu kho và bến bãi. Điểm mấu chốt là nằm ở các nước có đơn hàng nhập khẩu... mà điều này thì đã vượt qua quyền hạn và chức năng của hải quan Hải Phòng."

Cục Hải quan Hải Phòng đã đề xuất lên lãnh đạo Ủy ban thành phố Hải Phòng thành lập ra một đội chuyên trách kết hợp với bên cảnh sát môi trường để giám sát chặt chẽ hơn vấn đề nhập khẩu phế liệu.

Ông Lạc cũng chia sẻ: “Nhà nước cần phải xây dựng danh mục các chất cụ thể và chi tiết hơn. Những loại phế liệu được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phải được quy định rõ ràng, trong đó định lượng rõ mức độ cho phép tạp chất có lẫn là bao nhiêu, như thế nào là sạch, thế nào là bẩn, là vi phạm pháp luật.”

Hiện nay, Hải quan Hải Phòng đã tiến hành lập danh sách các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu dưới mọi hình thức. "Điều này để nắm bắt chặt chẽ các hoạt động ngay từ việc ký kết hợp đồng, vận chuyển, cất giữ, tiêu thụ ... nếu làm tốt điều này thì việc chống nhập khẩu các loại phế liệu nguy hại sẽ có hiệu quả hơn," đại diện lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng khẳng định.

Việc tiêu hủy các loại phế liệu ngốn một nguồn ngân sách khá lớn nhưng điều quan trọng là nó sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu đến môi trường. "Phải có chế tài xử phạt nghiêm minh và đủ sức răn đe các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu phế liệu độc hại. Phải làm sao ngăn chặn từ nguồn gốc của vấn đề này...," ông Bùi Quý Lạc chia sẻ./.
 
Ngọc Cương (Vietnam+)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Đừng để pháp luật "trên giấy"
  • Phân hạng sàn giao dịch bất động sản : Lại đẻ thêm thủ tục ?
  • Lợi ích lớn và lợi ích nhỏ!
  • Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về 3 dự án luật
  • Hà Nội: Xây dựng sân golf phải hài hòa lợi ích 3 bên
  • Xử lý chính sách ưu đãi thuế cho cơ sở xã hội hóa giáo dục
  • Không “phân tán” quyền cấp giấy phép kinh doanh
  • Pháp điển hóa, tại sao không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%