Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về 3 dự án luật

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về 3 dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến để Thanh tra Chính phủ hoàn thiện các dự án luật này.

UBTVQH thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) tại phiên họp thứ 35

Về dự án Luật thanh tra (sửa đổi), Thủ tướng đồng ý giữ lại chế định Thanh tra nhân dân trong dự thảo Luật và giữ nguyên như dự thảo Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội quy định về vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra; về thành lập tổ chức thanh tra tại một số Tổng cục, Cục, Chi cục.

Đối với dự án Luật khiếu nại, Thủ tướng đồng ý tiếp thu ý kiến của UBTVQH về 2 nội dung: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và về việc luật sư bảo vệ người bị khiếu nại.

Ngoài ra, 4 nội dung của Luật khiếu nại gồm: phạm vi điều chỉnh; khiếu nại đông người; tiếp công dân và khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ tướng cũng sẽ được giải trình.

Về dự án Luật tố cáo, Thủ tướng đồng ý tiếp thu 3 nội dung của UBTVQH vào dự thảo Luật tố cáo là: bổ sung quy định về giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác của cán bộ, công chức; bổ sung quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo và quy định cụ thể hơn về việc bảo vệ người tố cáo.

Như đã đưa tin, trong các phiên họp vừa qua, UBTVQH đã nghe và đóng góp ý kiến vào các dự án Luật trên.

Về dự thảo Luật Khiếu nại, các Ủy viên UBTVQH còn có nhiều ý kiến khác nhau về những vấn đề như có nên đưa vào Luật vấn đề khiếu kiện đông người, luật sư tham gia vào các vụ khiếu nại và tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại như thế nào.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong dự thảo Luật Tố cáo là chủ thể tố cáo và tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo.

Về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), báo cáo của UBTVQH cho rằng, đối chiếu với các quy định hiện hành thì Thanh tra Chính phủ phải có địa vị pháp lý như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, có phạm vi quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực riêng. Trong trường hợp này là thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…,không thể chỉ là cơ quan tham mưu.

Mặt khác, do hoạt động thanh tra là nhằm bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước, cho nên để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thì bản thân hoạt động thanh tra cần phải thực hiện độc lập và dựa trên cơ sở pháp luật (nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ).

(Theo Diệm Cơ // Tin Chính phủ // Công văn số 6846/VPCP-PL)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Lợi ích lớn và lợi ích nhỏ!
  • Hà Nội: Xây dựng sân golf phải hài hòa lợi ích 3 bên
  • Xử lý chính sách ưu đãi thuế cho cơ sở xã hội hóa giáo dục
  • Không “phân tán” quyền cấp giấy phép kinh doanh
  • Pháp điển hóa, tại sao không?
  • Cho thuê lao động nằm ngoài vòng pháp luật
  • Cần nghiêm trị việc xâm lấn đất rừng, chặt phá cao su ở Vũ Quang (Hà Tĩnh)
  • Một hướng dẫn... lãng mạn!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%