Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách trọng dụng nhân tài: Lúng túng, chưa làm được

Tại hội thảo “Nhân tài với thịnh suy đất nước” do Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực – Nhân tài Việt Nam tổ chức sáng nay (27/9) tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng chính sách trọng dụng nhân tài phải được đề cao hơn lúc nào hết.

Khi người tài “ra đi”

Theo GS.TS Dương Phú Hiệp, hiện tượng “chảy máu chất xám” trên thực tế xảy ra không ít nơi. Từ tháng 3/2003 đến cuối năm 2007 có 6.422 cán bộ công chức xin nghỉ việc. Có tới 80% thủ khoa tốt nghiệp đại học tự đi kiếm việc làm sau khi được tuyên dương thành tích họ tập tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhiều người tài không được trọng dụng. Đây là tiếng chuông báo động đối với việc sử dụng cán bộ nói chung và nhân tài nói riêng.

Trong bài tham luận của mình, ông Nguyễn Vi Khải – Nguyên Viện trưởng Viện CNKH cũng cho biết, với nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít trí thức đang là viên chức nhà nước đã xin ra khỏi biên chế nhà nước để “làm thuê” cho các cơ sở kinh tế ngoài nhà nước... “Sự “ra đi” không hoàn toàn là vì đãi ngộ lương bổng, có thể còn do môi trường làm việc, do sở thích...Tất nhiên, lương bổng cũng là một giải pháp để giữ người tài...” - Nguyên Viện trưởng Viện CNKH nói.

Ông Khải cũng trích lời của ông Tùng Nguyễn – Viện Khoa học kỹ thuật New Jersey, Mỹ  xung quanh vấn đề trên. Đoạn trích viết: “Thật đáng tiếc khi thấy mức lương cả năm của một tiến sĩ hay một người có văn bằng cao ở Việt Nam chỉ bằng mức lương tháng của một công nhân ở nước ngoài...Viết những điều này không phải để phê bình, mà tôi chỉ mong rằng ngày nào đó Nhà nước Việt Nam có một chính sách cải cách để đừng bị mất đi những nhân tài.”

Giữ “hiền tài” bằng cách nào?

PGS – TS Trần Quang Nhiếp cho rằng, chính sách trọng dụng nhân tài hơn lúc nào hết phải được đề cao, không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Phải coi nhân tài là tài sản quý báu, là động lực, là nguồn nhân lực, là sức sản xuất tái tạo ra nhiều giá trị mới...

Để hiền tài phát huy tác dụng trước hết họ phải được bố trí vào những công việc, những vị trí phù hợp với đức và tài của họ. Thứ hai, họ phải được hoạt động trong một môi trường lành mạnh. Thứ ba, cần có chính sách, chế độ thỏa đáng đối với người tài, thậm chí vượt khỏi khung khổ bình thường.
 
Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – Phó Chủ tịch TW Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực – Nhân lực Việt Nam cho rằng, câu hỏi cần làm gì và làm như thế nào để trọng dụng nhân tài trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã được đặt ra từ hàng chục năm trước cho đến nay vẫn chưa được giải đáp một cách thấu đáo. “Nói chưa có chính sách đãi ngộ nhân tài thì không đúng. Thực tế đã có nhưng rất chắp vá, rời rạc và mang tính tình thế. Với những cái đã có, không thể gọi là chiến lược trọng dụng nhân tài.” – ông Cương khẳng định.

Có thể nói, Đảng và Nhà nước muốn có chính sách trọng dụng trí thức, đãi ngộ đặc biệt với nhân tài (Nghị quyết Đại hội XI) với tầm vóc chiến lược quốc gia, nhưng vẫn còn lúng túng, chưa làm được. Đến lượt giới trí thức Việt Nam cần có trách nhiệm xây dựng luận cứ khoa học cho một chiến lược trọng dụng trí thức, đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Quy hoạch treo : Mắc mớ... giải phóng mặt bằng
  • Chỉ cách một tầng, đơn vòng vèo hai năm?
  • Luật Đấu thầu không bảo vệ nhà thầu trong nước?
  • Luật Sở hữu trí tuệ: Nên bảo hộ Slogan theo 1 cơ chế riêng
  • “Đau đầu” tính phí kỳ vụ cho ô tô nhập khẩu
  • Luật đất đai: Cố tình đánh tráo khái niệm?
  • Doanh nghiệp “thở phào” vì không bị truy thu hàng trăm tỷ đồng
  • Doanh nghiệp "chết kẹt" vì Luật Bảo vệ môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%