Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp "chết kẹt" vì Luật Bảo vệ môi trường

Cả người đi xử lý lẫn người xử lý vi phạm đều có chung nhận xét, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) chưa rõ ràng. Hậu quả không ít trường hợp đáng xử lý hình sự để răn đe thì vẫn phải xử lý hành chính. Ngược lại, DN đôi khi “chết kẹt” vì làm cách nào cũng bị vi phạm. 

Theo lộ trình, Luật BVMT sẽ được sửa đổi vào năm 2013. Việc rà soát Luật BVMT do VCCI chủ trì đang là một trong những căn cứ quan trọng giúp sửa đổi trong thời gian tới.

Bên nào cũng khổ

Đại tá Lương Minh Thảo - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) cho biết, 5 năm qua, Cục đã phát hiện xử lý tới 20.000 vụ vi phạm các quy định về môi trường, nhưng chưa khởi tố được vụ nào. Nhiều quy định trong Luật BVMT còn mơ hồ, chung chung. Đơn cử như vụ việc Cty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) gây ô nhiễm nghiêm trọng cũng không thể xử lý hình sự được. Bởi Điều 92 của Luật quy định không cụ thể về căn cứ xác định khu vực bị ô nhiễm, dẫn tới cơ quan chức năng khó xác định lỗi dẫn tới tìm cơ sở để truy tố đối tượng gặp khó khăn.

Theo TS Nguyễn Văn Phương – Trưởng nhóm rà soát Luật Bảo vệ môi trường của VCCI, bất cập chính trong các văn bản luật về môi trường là chưa rõ ràng trong việc kết hợp một cách có hiệu quả giữa ba mặt của sự phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực tế, có rất nhiều trường hợp DN không biết xử lý thế nào. Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, chỉ cần cảnh sát môi trường tìm đến thì chắc chắn DN luyện thép bị phạt. Hiện vẫn chưa có hướng dẫn trong việc xử lý sỉ của các lò luyện thép, mặc dù đây không phải là chất độc hại. Trong khi, nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản cũng tận dụng sỉ lò luyện thép làm đường, thì ở VN để đâu cũng bị phạt. Cũng theo ông Cường, quy định về phế liệu và rác thải vẫn chưa rõ ràng. Hiện nay, thép phế liệu chiếm 30% nguyên liệu của ngành thép. Có tới 200 container phế liệu đã nằm 2 năm ở Cảng Hải Phòng chưa biết xử lý ra sao. Nhiều DN đã phá sản vì chờ giải quyết vụ việc trên.

Bên cạnh đó, luật còn thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường làm căn cứ pháp lý để phân biệt phế liệu được phép nhập khẩu và chất thải không được phép nhập khẩu. Ông Cường đưa ra ví dụ cụ thể về việc DN nhập 10 container thép phế liệu. 9 container được qua, còn 1 thì ở lại vì có nhiều dầu mỡ thừa chảy ra. Hậu quả, chiếc container này cứ nằm ở cảng vì vào không được, tái xuất 1 container lại càng khó. Trong khi đó, thông lệ quốc tế quy định khá rõ ràng, thép phế liệu được 3% tạp chất. Vì đây là nhiệm vụ còn lại của lò luyện hồ quang 5.000 độ C.

Còn nhiều lỗ hổng

Hơn nữa, theo ông Thảo, pháp luật về BVMT hiện nay cho phép thuê Cty tư vấn được làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (BCTĐMT). Tuy nhiên, chất lượng BCTĐMT ra sao thì vẫn chưa kiểm soát được. Thực tế, nhiều Cty chỉ cần có chức năng tư vấn môi trường với vài ba cán bộ vẫn hoàn thành một số lượng đáng kể các BCTĐMT và hầu như BCTĐMT nào trình lên cũng được thông qua.

Đồng quan điểm, theo ông Phương, cần xem xét lại các tiêu chuẩn của DN được phép hoạt động dịch vụ làm BCTĐMT. Bên cạnh đó, những chế tài về trách nhiệm cũng phải đặt ra đầy đủ, khi những BCTĐMT không đảm bảo yêu cầu, gây hại cho môi trường. Ông Phương cũng chỉ ra một số điểm Luật BVMT còn bỏ ngỏ. Ví dụ các hành lang pháp lý trong việc XK rác. Hiện pháp luật về BVMT chưa hề nhắc tới. Đặc biệt hơn là xử lý rác tại các khu chế xuất. Luật BVMT không cho phép nhập khẩu rác. Nhưng rác tại các khu chế xuất không thể để mãi bên trong mà phải đưa ra bên ngoài để xử lý, trong khi đưa ra ngoài là trái luật.

Một thực trạng khác là sự chồng chéo, mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ khiến nhiều khu vực, địa phương tình trạng ô nhiễm ở mức độ báo động nhưng không ai giải quyết được. Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN cho biết, tình trạng ô nhiễm tại nhiều làng nghề đang rất nghiêm trọng. Đáng nói là cùng một vấn đề BVMT làng nghề nhưng nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương đều lo. Phân công trách nhiệm không rõ ràng nên ô nhiễm môi trường không được cải thiện. Từ ví dụ này, ông Tuấn cho rằng, cần có sự minh bạch, trách nhiệm giải trình của mỗi cơ quan BVMT, đồng thời phải có cơ chế khuyến khích sự tham gia của dân chúng vào hoạt động BVMT.

(dddn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bất cập…taxi Hải Phòng?
  • Gỡ vướng Thông tư 21 về kinh doanh thực phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất
  • Kiện Mỹ ra WTO: Thông điệp của Việt Nam
  • Nhân việc rà soát lại Luật Doanh nghiệp: Bỏ TNHH được không?
  • Thế nào là then chốt?
  • Rà soát Luật Hải quan: Từ “người gác cổng”...
  • Luật chuyên ngành "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm tra sau thông quan : Chính sách không rõ, hải quan bó tay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%