Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra ở đâu?

Luật Thanh tra ban hành năm 2004 đã tạo ra khung pháp lý trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra. Tuy nhiên, hơn sáu năm áp dụng, nhiều quy định của luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập trước thực tiễn xã hội. Vì vậy, mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tuy nhiên, dự luật lại được thiết kế theo hướng Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, vừa là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ (cũng như thanh tra các bộ, địa phương là cơ quan tham mưu, giúp việc thủ trưởng cơ quan cùng cấp). Đó là vấn đề cần bàn.

Rất dễ nhận thấy, theo hướng thiết kế này, dự luật sẽ không đem lại cho ngành thanh tra tính độc lập và quyền hạn thực sự (vẫn ràng buộc thanh tra dưới sự kiềm tỏa của cơ quan quản lý nhà nước) vì địa vị pháp lý và quyền hạn của thanh tra chưa được xác định một cách rõ ràng.

Một cơ quan cấp bộ trong bộ máy nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước về ngành, lĩnh vực được phân công. Trong khi đó, theo quy định của dự luật thì Thanh tra Chính phủ lại có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như một cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ (báo cáo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra).

Tương tự, cơ quan thanh tra các cấp được tổ chức tại cơ quan quản lý nhà nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Trong khi, thanh tra là một nội dung quản lý nhà nước gắn với hoạt động quản lý nhà nước của một bộ, ngành, một cấp chính quyền nhất định chứ không phải là một ngành, lĩnh vực độc lập.

Vì vậy, địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này là vấn đề cần làm rõ trong Luật Thanh tra (sửa đổi). Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải làm sao mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm.

Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ”.

Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12-5-2009 ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng đã nêu: “Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước... tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra... tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra”.

Địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này là vấn đề cần làm rõ trong Luật Thanh tra (sửa đổi). Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải làm sao mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm.

Như vậy, những sửa đổi, bổ sung của dự luật chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

Cũng có ý kiến cho rằng, trong điều kiện chưa thể đổi mới tổ chức bộ máy thanh tra thì trước mắt, vẫn nên giữ vị trí, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, ngành, địa phương như nội dung của dự luật.

Như vậy, Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, vừa là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nếu địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra như thế thì việc thực hiện những nhiệm vụ trong quyền hạn của cơ quan này khó mà bảo đảm tính chủ động.

Thanh tra được định hướng như một cơ quan tài phán trong việc giải quyết khiếu nại hành chính và thanh tra có thẩm quyền kháng nghị đối với quy định giải quyết khiếu nại của thanh tra cấp dưới. Tuy nhiên, tài phán hành chính nhưng nằm ngay trong cơ quan hành chính thì không thực sự thể hiện vai trò của mình được, quyền kháng nghị cũng chưa có điều kiện để thực hiện.

Mặt khác, cho thanh tra quyền tài phán đối với các khiếu nại hành chính, song vị trí quyền hạn chưa tương xứng thì chắc chắn thanh tra không thể hoàn thành trọng trách mà pháp luật giao cho.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Hải quan tính thuế phí bốc dỡ hàng hóa có hợp lý?
  • Nghĩa vụ theo hợp đồng song vụ
  • Tự in hóa đơn: Mừng và lo
  • Làm khó doanh nghiệp điện
  • Giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp - Có chấm dứt khai “âm”, hoàn thuế?
  • Vinashin phung phí vốn, gây hậu quả nặng nề
  • Nên bắt buộc mua bảo hiểm đối với khách du lịch nội địa
  • Vụ “Dân không nhận tiền đền bù ở KCN Đông Nam”: Vẫn rối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%