Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN nhập xe ôtô Hải Phòng : “Ngồi trên... lửa”

Nếu Thông tư 20/2011 BCT được thực hiện thì nhiều nhà nhập khẩu ôtô trên toàn quốc nói chung và hơn 50 nhà nhập khẩu xe ôtô tại Hải Phòng nói riêng rất có thể... phá sản.

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 20/2011 bổ sung một số quy định đối với ôtô nhập khẩu từ 9 chỗ trở xuống. Theo đó, các DN phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng, hoặc hợp đồng đại lý đã được cơ quan ngoại giao VN ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự. Đồng thời DN phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ GTVT cấp.

Trước thông tin này, giới kinh doanh xe Hải Phòng đang ngồi trên đống lửa... khi mà thời gian thông tư có hiệu lực ngày đang đến gần.

Những thiệt hại khó tránh

Ngay sau khi Thông tư 20/2011 BCT ra đời, các DN nhập khẩu xe tự do trên cả nước đã có ý kiến và cùng viết đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương... đề nghị điều chỉnh. Các DN tại Hải Phòng cũng đang rất bức xúc khi lộ trình thực hiện của thông tư... gần như không có (?) Thông tư ban hành ngày 12/5, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 26/6, chỉ với 45 ngày, thật khó có DN nào xoay trở kịp ?

Rào cản lớn nhất đối với DN là phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng hay hợp đồng đại lý đã được cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trong khi hầu hết những DN nhập khẩu xe ôtô tại Hải Phòng đều là những nhà nhập khẩu tự do, không và cũng chưa từng làm đại lý cho bất kỳ hãng ôtô nào trên thế giới.

Thời gian thực hiện của thông tư quá ngắn, DN không cách nào làm xong thủ tục để xin được loại giấy mà Bộ Công Thương quy định. Mặt khác theo nguyên tắc của các tập đoàn sản xuất xe ôtô trên thế giới, ở một vùng miền, một lãnh thổ họ chỉ chọn một đại lý phân phối độc quyền nhất định, khi đã có nhà nhập khẩu và phân phối chính thức thì không cấp thêm giấy phép cho những nhà phân phối khác. Với trường hợp các hãng ôtô có liên doanh với các DN trong nước, liên doanh này chính là đại diện chính thức tại quốc gia đó. Vì vậy sẽ không có chuyện Honda Mỹ cấp đại lý cho những nhà nhập khẩu VN khác mà không thông qua Honda VN. Vì nếu điều đó xảy ra sẽ dẫn đến xung đột lợi ích từ hai cơ sở chịu sự điều phối của Honda Nhật Bản.

 Trớ trêu là ở thời điểm này, một số DN nhập khẩu ôtô lớn tại Hải Phòng đã đầu tư hàng trăm tỉ VND để xây dựng xưởng bảo hành, bảo dưỡng, nhưng họ vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng  đủ điều kiện của Bộ Giao thông Vận tải vì hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể quy cách, tiêu chí của một cơ sở như vậy.

Vấn đề dễ thấy sau khi thông tư có hiệu lực, trên thị trường sẽ không còn đối thủ cạnh tranh, rất có thể các DN được quyền nhập khẩu chính thức sẽ lợi dụng sự độc quyền để đưa ra các mức giá cao hơn thực tế, người tiêu dùng chưa thấy được bảo đảm quyền lợi nhưng đã bị thiệt khi mà họ không có nhiều sự lựa chọn.

Lối thoát nào cho DN ?          

Giám đốc một DN nhập khẩu xe hàng đầu tại Hải Phòng bức xúc: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương về hạn chế nhập siêu để chống lạm phát và các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng thông tư này về cơ bản đang đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng. Chỉ có một đầu mối cung ứng hàng hóa, đồng nghĩa với việc DN sẽ độc quyền hoàn toàn. Lúc này người tiêu dùng, dù muốn dù không cũng phải chấp nhận những chính sách, giá cả và các chế độ hậu mãi mà nguời bán đưa ra. Vậy thì hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát ở chỗ nào? Phải chăng các cơ quan nhà nuớc đang ưu ái các nhóm DN này? Hiện Cty đang có hợp đồng với đối tác nước ngoài, L/C đã mở, một số lô hàng đang trên đường về  VN. Nếu cập cảng sau 26/6, DN chỉ có nước “chết”. Đó là chưa tính đến những hợp đồng đặt hàng nguyên năm đã thực hiện thanh toán theo phương thức TT (thanh toán trước 100%), giờ phá ngang hợp đồng, không những bị mất hoàn toàn số tiền đã thanh toán, còn bị phạt và ảnh hưởng đến uy tín của DN trên thương trường?”

Vị giám đốc này cũng than thở: “Trong trường hợp đóng cửa, các nhà nhập khẩu Hải Phòng sẽ thiệt hại rất nặng nề. Ngoài số tiền đầu tư showroom, cửa hàng trưng bày, có những DN đã đầu tư các xưởng sửa chữa, bảo hành trị giá hàng trăm tỉ VND. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng bị mất một khoản tiền rất lớn. Hiện mỗi tháng DN của tôi nộp thuế cho ngân sách hơn 100 tỉ VND”.

Theo nhận định của giới am hiểu xe ôtô tại Hải Phòng, trong tháng này lượng xe về cửa khẩu hải quan chắc chắn có đột biến.                                                                                                                   Vì một số DN cố gắng gom hàng hoạt động “cầm chừng” trong khoảng 3-5 tháng để “nghe ngóng” tình hình, rồi sau đó mới... tính tiếp (!) Tâm lý của phần lớn DN là hoang mang, đang chờ một phép mầu xuất hiện. Họ cũng khẳng định, không có gì thay đổi nghĩa là thông tư vẫn thực hiện theo đúng lộ trình, và DN bị phá sản là điều không tránh khỏi.

Trong đơn kiến nghị gửi các cấp ngành, các DN yêu cầu được xem xét lại những điều kiện bắt buộc của Thông tư 20 và lộ trình thực hiện. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần xem xét lợi ích của cả người tiêu dùng lẫn các DN?

(Theo Hương Trần // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Báo cáo kiểm toán: Nội dung nào không được ngoại trừ?
  • Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?
  • Luật Giá: Một bước lùi?
  • “Gỡ rối” trong kiểm tra hải quan đối với C/O mẫu E
  • Góp vốn bằng thương hiệu : DN “bơi” cách nào cũng đúng
  • Vụ “Chầu chực hoàn thuế”: Ai cũng thấy mình thiệt
  • Điều chỉnh thuế suất 11 mặt hàng: Tác động nhỏ?
  • Sự cố mắc cạn tàu Grete Maersk: Báo động đỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%