Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thoại giữa Bộ GTVT và doanh nghiệp: Các “nút thắt” chưa được tháo

Quy định người vi phạm phải trực tiếp đi nộp phạt và trực tiếp đến cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt để lấy lại các giấy tờ đã bị tạm giữ gây không ít phiền toái

Mới đây, VCCI và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bộ GTVT và doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hàng loạt vấn đề nóng như quy định tải trong xe, phiền toái khi nộp tiền vi phạm giao thông… đã được các doanh nghiệp nêu ra tại hội nghị.

Nhiều quy định gây lãng phí cho doanh nghiệp

Theo phản ánh về quy định tải trọng xe của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Hiệp hội Vận tải hàng hoá và đường bộ Đà Nẵng Trần Viết Hòe, Quyết định 60 và 61/2007-QĐ-BGTVT, ngày 7/12/2007 quy định về giới hạn xếp hàng và tải trọng của xe ôtô tải tham gia giao thông trên đường bộ, trong đó xe sơmi rơmoóc 3 trục được phép chở 45 tấn hàng hoá. Nhưng vừa qua thông tư 07/2010-TT-BGTVT ngày 11/2/2010 lại quy định chỉ được chở 40 tấn. Điều này không phù hợp với hệ thống đường bộ đã đầu tư. Đại diện công ty logistic Duyên Hải cũng cho rằng, chỉ tính riêng tải trọng xe, tải trọng đầu kéo cũng đã lên tới 15-18 tấn. Nếu quy định 40 tấn thì tải trọng của container hàng chỉ còn 12-15 tấn. Như vậy là không hợp lý và gây lãng phí cho doanh nghiệp.

Đáp lại các kiến nghị trên, ông Nguyễn Văn Hồng - Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT), giải thích: Thông tư 07 được xây dựng dựa trên cơ sở của Hiệp hội Cầu, đường thế giới và hiện nay cũng chỉ có vài nước như Cộng hòa Séc, Hà Lan có quy định trọng tải xe container trên 40 tấn. Việc quy định trọng tải như vậy nhằm bảo vệ cầu, đường không bị hư hỏng. Tuy nhiên, ông Hồng cho biết sẽ nghiên cứu và có thể nâng trọng tải cho phù hợp.

Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe taxi đã đồng loạt lên tiếng cần bỏ quy định phải có xe trước sau đó mới cấp giấy phép kinh doanh, bởi nếu thời gian cấp phép kinh doanh bị trục trặc thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ lỗ nặng vì vừa phải trả lãi ngân hàng, lại còn chịu thêm phí bến bãi… Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề xuất nên bỏ quy định xe không được đón trả khách dọc đường. Bởi ông Hùng cho rằng từ lâu Việt Nam đã hình thành “nền kinh tế ven đường”. “Nếu chúng ta chỉ đón trả khách ở điểm đầu và điểm cuối sẽ rất khó khăn cho việc đi lại của người dân vì nếu như họ ở cách xa bến xe thì việc di chuyển từ nhà, ra bến xe là rất phức tạp…”- ông Hùng phân tích.

Phiền toái khi đi nộp phạt

Theo phản ánh của các hiệp hội vận tải hàng hoá, chiểu theo khoản 3 điều 57 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, hầu hết lỗi vi phạm của các lái xe vận tải về giao thông đường bộ đều bị tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện. Thêm vào đó, các phương tiện vi phạm sẽ bị tạm thu 10 ngày. Người vi phạm phải trực tiếp đi nộp phạt và trực tiếp đến cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt để lấy lại các giấy tờ đã bị tạm giữ. “Điều này dẫn đến tình trạng có trường hợp mức phạt chỉ 200.000 đồng nhưng tài xế phải mất hai, ba ngày với chi phí cả triệu đồng để đi nhận lại các giấy tờ” - ông Lương Hoàng Trung cho biết.

“Thủ tục này đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và tài xế, nhất là khi bị xử phạt ở các tỉnh, thành phố xa. Phải chăng những phiền hà trên xuất phát từ quy định tiền thu phạt vi phạm hành chính điều tiết 100% cho ngân sách địa phương và một phần hỗ trợ kinh phí cho cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm?”. Ông Trung cũng cho rằng: Quy định này làm méo mó chức năng, nhiệm vụ của CSGT và Thanh tra giao thông. Nhiều cán bộ, chiến sĩ thay vì chú trọng vào nhiệm vụ điều phối giao thông lại chú trọng vào xử phạt, thậm chí không vi phạm vẫn gọi vào để kiểm tra. Do đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM đề nghị cần bãi bỏ quy định trên, tất cả tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp về cho ngân sách trung ương quản lý, đồng thời cho phép lái xe được quyền lựa chọn nơi đóng phạt.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng thì nêu: Việc buộc người vi phạm giao thông phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại giấy tờ xe, bằng lái là trái với Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, trái với nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần. Nếu áp dụng việc học lại, kiểm tra lại là cơ quan chức năng đã xử phạt người vi phạm đến ba lần. Chưa kể là còn gây phiền hà, dễ dẫn tới nhũng nhiễu.

Theo ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, khi xây dựng Nghị định 34, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, kiểm tra lại luật. Tuy nhiên, trong các văn bản trước đó đã có quy định việc này nên làm khi xây dựng nghị định, ban soạn thảo đã lấy lại quy định này và thống nhất nâng mức bắt buộc học lại Luật Giao thông đường bộ từ 30 ngày lên 60 ngày… Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những lý lẽ mà ông Thuấn đưa ra là thiếu thuyết phục.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Giải bài toán tai nạn lao động: Bắt đầu từ ý thức
  • Đề xuất giảm 13% thuế nhập khẩu ô tô từ đầu năm 2011
  • Năm 2011: Thuế có thể nộp qua điện thoại di động
  • Sẽ có cơ chế mới trong bán nhà theo Nghị định 61
  • Có cần Luật Đầu tư công?
  • Lộ trình giảm thuế của Chương trình ACFTA: Cơ hội cho nông sản Trung Quốc tràn vào Việt Nam
  • Đạo luật quản lý vốn kinh doanh nhà nước?
  • Sắp có thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%