Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương án đột phá cho thuế thu nhập doanh nghiệp

Trao đối với PV báo DĐDN về thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện nay ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, để có thể nghĩ đến một phương án đột phá, nên giảm ngay thuế TNDN xuống 20%. Thay vì doanh nghiệp dùng 5% nộp vào ngân sách nhà nước, thì họ sẽ bổ sung vào nguồn vốn của mình để tái đầu tư hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA)

- Bà có thể cho biết một số vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện nay ở Việt Nam?

Hệ thống chính sách thuế VAT đã từng bước được cải cách và ngày càng phù hợp dần với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần phải được nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, cũng như điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Thứ nhất, đối tượng chịu thuế VAT, hiện nay theo luật có 25 nhóm mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế VAT, trong khi thông tư lại quy định 26 nhóm mặt hàng. Khi hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT thì có nghĩa doanh nghiệp lại không được khấu trừ thuế đầu vào, điều này đôi khi không đảm bảo tính liên hoàn của thuế VAT. Cho nên, việc rút ngắn dần nhóm không chịu thuế VAT là cần thiết.

Thứ hai, hiện nay trong luật không có nhưng nghị định của Chính phủ và thông tư 06 của Bộ Tài Chính lại có thêm điều khoản: một số nhóm hàng hóa dịch vụ không kê khai nộp thuế VAT ở đầu ra nhưng lại được khấu trừ và hoàn thuế đầu vào. Theo tôi, điều này cũng chưa được liên hoàn trong thuế VAT.

Thứ ba, về thuế suất, thuế VAT hiện nay đang áp dụng 2 mức thuế suất: 5% và 10%, ngoài thuế suất 0%. Về thuế suất 5% và 10%, luật đã rút xuống còn 15 nhóm thuế suất 5%, tuy nhiên vẫn còn những nhóm thuế suất cần điều chỉnh lại thành một thuế suất cơ bản.

- Bà có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể?

Hiện việc phân định giữa thuế suất 5% và 10% chưa rõ ràng. Ví dụ, đối với thực phẩm tươi sống, nếu chỉ ướp muối hoặc phơi khô… thì quy định chịu thuế suất là 5%. Song, cũng thực phẩm đó nhưng nếu ướp gia vị thì sẽ phải chịu thuế suất là 10%. Cho nên việc hướng tới quy định một thuế suất là điều rất quan trọng. Ngoài ra, trong cách tính thuế VAT hiện nay đang áp dụng 2 phương pháp, đó là khấu trừ thuế và trực tiếp trên giá trị gia tăng. Thực tế, phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng đang được áp dụng nhưng chủ yếu tính toán bằng cách ấn định một tỉ lệ trên doanh thu.

Theo tôi, để đảm bảo bình đẳng và hạch toán sổ sách kế toán, chúng ta nên tiến tới áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế, đấy là phương pháp khấu trừ thuế. Bên cạnh đó sẽ xây dựng ngưỡng doanh thu, nếu trên ngưỡng đó thì sẽ thu thuế VAT, còn dưới ngưỡng đó thì có thể không thu thuế VAT hoặc áp dụng mức thuế nhỏ.

- Việc giảm thuế TNDN liệu có khả thi không, thưa bà?

Theo chiến lược cải cách thuế đến năm 2020, chúng ta sẽ giảm thuế suất, thu nhập doanh nghiệp xuống 20%, tôi chắc chắn điều này sẽ khả thi vì đã được Chính phủ thông qua. Chỉ có vấn đề, hiện nay thuế suất đang là 25%, tuy nhiên hiện có ý kiến, năm 2015 sẽ giảm xuống 22 – 23%, đến 2020 giảm xuống 20%. Do đó, để có thể nghĩ đến một phương án đột phá, theo tôi nên giảm ngay xuống 20%, thay vì doanh nghiệp dùng 5% nộp vào ngân sách nhà nước, thì họ sẽ bổ sung vào nguồn vốn của mình để tái đầu tư hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chúng ta nên giảm thuế TNDN để tạo sự cạnh tranh đối với doanh nghiệp, nếu làm được điều này, từ năm 2013 doanh nghiệp sẽ hưởng ứng việc tái cấu trúc, tái đầu tư.

- Xin cảm ơn bà

(Theo dđdn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • DN nên chủ động đối mặt với tranh chấp
  • Dự án Đèo Cả: Tầm của nhà đầu tư - tâm của cơ quan quản lý
  • Sửa Luật Lao động và Công đoàn: Hóa giải mâu thuẫn nội tại
  • Sai phạm từ... chỉ định thầu
  • Chuyển nhượng BĐS không kinh doanh: Tính thuế cách nào?
  • Phương án bịt “kẽ hở” quản lý
  • Gánh nặng từ phí công đoàn
  • Thu phí cà phê XK: DN khó “tâm phục, khẩu phục”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%