Không nên áp dụng thống nhất một loại lãi suất cho cả hoạt động ngân hàng và các giao dịch dân sự khác vì có những khác biệt rất căn bản.
Đó là đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉnh sửa dự án Luật Ngân hàng (sửa đổi), sáng 6/5.
Theo Chủ nhiệm Hiền, không nên áp dụng thống nhất một loại lãi suất vì hoạt động ngân hàng là hoạt động chính thức của các tổ chức tín dụng được cấp phép hợp pháp, được kiểm soát chặt chẽ.
![]() |
Theo dự án Luật Ngân hàng (sửa đổi), trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có quyền can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để tổ chức tín dụng thực hiện. Ảnh: Sacombank.com |
Lãi suất do các tổ chức tín dụng công bố tuy là lãi suất được thỏa thuận giữa các bên nhưng nằm trong phạm vi điều tiết của Ngân hàng Nhà nước thông qua lãi suất cho vay. Trong khi đó, hoạt động cho vay trong khu vực dân cư là khu vực vay - mượn nhỏ lẻ, không chính thức, không công khai, khó có sự giám sát chặt chẽ thường xuyên của các cơ quan quản lý, do đó cần thiết phải quy định trần lãi suất riêng để quản lý khu vực này.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có quyền can thiệp bằng cách quy định lãi suất cụ thể để tổ chức tín dụng thực hiện. Ngân hàng Nhà nước cũng có trách nhiệm công bố lãi suất làm cơ sở áp dụng cho các giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, đề nghị này đã vấp ngay phải sự phản đối của một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng quy định trên là không công bằng. Đồng tình với ý kiến này, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói: “Nếu cần thiết thì bỏ lãi suất cơ bản và sửa luôn Bộ luật Dân sự” chứ không thể đưa ra “vấn đề mới” như vậy được. Vì tổ chức hay cá nhân cho vay cũng đều là quan hệ dân sự.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba lại cho rằng, nếu bỏ thì xã hội sẽ rối loạn, phải giữ lãi suất cơ bản như hồ nước phải có van an toàn.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên - người điều hành phiên thảo luận - thì không phủ nhận quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự, nhưng phải hiểu lãi suất cơ bản không phải chỉ là một loại và một mức mà “xin hiểu là một cụm lãi suất để điều hành”.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch cũng đề nghị không nên có quy định riêng về lãi suất cho các giao dịch theo Bộ luật Dân sự.
Chính phủ xin rút Luật Thủ đô vì chưa chuẩn bị kịp |
Chính phủ đã xin rút Luật Thủ đô vì chưa chuẩn bị kịp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 6/5. Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Luật Thủ đô có được thông qua hay không cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của dự án luật có đáp ứng được yêu cầu hay không. Quốc hội sẽ không thông qua Luật Thủ đô chỉ để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Như vậy, dự án Luật Thủ đô được đưa ra khỏi chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ, và sẽ không được trình tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 nữa, Chủ tịch Quốc hội nói. |
(Theo O.L // Báo Bee.net.vn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com