Với cơ sở chứng minh tốt, kẹo dừa Bến Tre đã đòi lại được thương hiệu từ một DN ở Trung Quốc (Bà Hai Tỏ và nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của Công ty Đông Á) |
Nói như vậy để thấy rõ dù đã chính thức bước vào sân chơi toàn cầu, nhưng DN VN vẫn chưa ý thức đầy đủ về việc bảo vệ quyền SHTT. Có thể do mới mẻ nên DN trong nước chưa dành “luật chơi” và hậu quả là bị thiệt hại nặng nề, thậm chí thiệt cả ngay trên “sân nhà”.
DN phải tự lo cho mình
Trái ngược với chúng ta, trong hoạt động đầu tư thương mại, DN nước ngoài trước tiên lo việc bảo vệ quyền SHTT. Việc đó đã trở thành một kỹ năng của họ.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước của VN về lĩnh vực này một mặt sự am hiểu còn hạn chế và khâu tổ chức thông tin chưa hiệu quả, mặt khác, cũng “lo không xuể”. Do vậy, về nguyên tắc, DN phải ý thức tự lo cho mình trước. Thực tế, nhiều DN có hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nên việc một số thương hiệu bị xâm hại là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh tràn ngập thông tin thương mại và hàng hóa mà DN lại chưa có kinh nghiệm để bảo vệ. Trong khi DN nước ngoài “lão” nên họ cũng “lõi” hơn chúng ta trong lĩnh vực này. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên tổ chức hội thảo hoặc thiết lập các kênh thông tin nhằm cung cấp kịp thời kiến thức pháp luật và kỹ năng cần thiết cho DN trong vấn đề bảo vệ quyền SHTT. Đối với DN, cũng cần thay đổi nhận thức, vì thực tế đã cho thấy “cây ngay vẫn có thể chết đứng”.
Chi phí để bảo vệ quyền SHTT ở nước ngoài trong mọi trường hợp không quá 2.000 USD. Số tiền này không quá khả năng của DN, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ ý thức có muốn làm và cách làm như thế nào. Kinh nghiệm cho thấy, các DN khi thâm nhập thị trường mới vì nhiều lý do như bất đồng về ngôn ngữ, ít thông tin nên tìm đến dịch vụ pháp lý của hoạt động luật sư. DN nước ngoài khi vào VN cũng thường làm như vậy việc bảo hộ trong nước không khó, vì đã có cơ quan đăng ký bảo hộ tại TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cơ quan quản lý phải làm sao rút ngắn được thời gian đăng ký. Vì thực tế, thời gian từ khi nộp đơn đến khi được cấp đăng ký kéo dài trên 6 tháng và tốn kém, khiến một số DN dù có nhu cầu nhưng cứ “so đo” chưa muốn làm.
Nếu nói rằng DN VN phần lớn hoạt động không có chiến lược cụ thể thì võ đoán. Vì nhiều lý do, song phải thừa nhận phần lớn DN của ta dù đang đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhưng lại không có những tính toán căn cơ, đảm bảo sự ổn định. Thực tế, chúng ta quá lệ thuộc thị trường đầu ra, nguyên vật liệu, kỹ thuật, công nghệ... nên hoạt động và doanh thu của DN trồi sụt thất thường theo từng thời kỳ, từng quý, thậm chí từng tháng trong năm. Yếu tố bấp bênh đó, cộng với quy mô DN nhỏ, thiếu thông tin, hiểu biết luật pháp quốc tế gần như làm cho DN VN coi chuyện bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài là điều chưa cần thiết, đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”. Tôi cho rằng, những DN có hoạt động sản xuất, xuất khẩu cần thay đổi tư duy và làm ngay việc bảo hộ quyền SHTT trong và ngoài nước trước khi quá muộn.
Thực tế, các DN nước ngoài thời gian qua có hành vi xâm hại thương hiệu của ta không phải là những DN lớn và tầm cỡ toàn cầu, chỉ vì nhận định sản phẩm hàng hóa, thương hiệu của VN hấp dẫn nên nhiều khách hàng tin dùng và lợi dụng ta chưa đăng ký nên họ “đăng ký khoanh vùng” để tạo lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý, thị trường, từng bước biến ta thành “vai phụ” trong kịch bản của họ.
Yếu tố cốt lõi nằm ở khả năng chứng minh
Một số chuyên gia cho rằng, việc kiện đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và nước nắm Phú Quốc từ tay DN nước ngoài là chắc phần thắng.
Cá nhân tôi cho rằng, điều này là không đơn giản. Điểm qua những vụ xâm hại thương hiệu của DN nước ngoài mà DN VN đã đòi lại được thì tình tiết các vụ việc đó không giống như hai vụ việc mới đây, những vụ thắng kiện do DN nước ngoài thực tế đã nộp đơn nhưng vẫn chưa được chính thức bảo hộ. Chẳng hạn Cty Trung Nguyên đã dành lại tên của mình trước đó đã bị Cty Rice Field đăng ký bảo hộ tai Hoa Kỳ và Wipo. Cách thực hiện của Trung Nguyên là nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ và Wipo, mặt khác, tiến hành thương thảo, đàm phán với Rice Field. Hay vụ kẹo dừa Bến Tre đòi lại được thương hiệu tại Trung Quốc từ Cty Rừng Rừa có trụ sở tại Đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cty Rừng Rừa do thấy sản phẩm kẹo dừa Bến Tre bán được ở thị trường Trung Quốc nên đã đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc. Thay vì nhập khẩu kẹo dừa từ VN, Cty này làm giả kẹo dừa Bến Tre để bán với những bằng chứng xác thực, bà Nguyễn Thị Tỏ (chủ Cty Đông Á) sản xuất sản phẩm kẹo dừa Bến Tre đã qua Trung Quốc để đấu tranh và kết quả thắng kiện.
Ngược lại, có những vụ không thể đòi lại được thương hiệu. Đơn cử vụ thương hiệu Vinataba bị DN Sumatra (Indonesia) xâm phạm và bảo hộ trong phạm vi 14 nước mà DN VN không đòi lại được. Tương tự, vụ võng xếp Duy Lợi do không đăng ký bảo hộ ở nước ngoài nên đã bị mất quyền bảo hộ ở nước ngoài. Trong vụ cà phê Buôn Ma Thuột do chúng ta vẫn chưa tìm hiểu đầy đủ thông tin, nhưng tôi tin rằng họ không dại gì mà đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đã được bảo hộ rõ ràng. Yếu tố cốt lõi nằm ở khả năng chứng minh của DN VN.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com