Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhái thương hiệu: Lập lờ đánh lận con đen

Một nền kinh tế thị trường với đa dạng các ngành nghề và chủng loại hàng hóa thì người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp và theo họ là tốt nhất. Song, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải chú trọng trong việc tạo dựng bản sắc riêng cho thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được thương hiệu cho riêng mình vì nó đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về tư duy và chi phí. Do vậy đã dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp ra đời sau chọn giải pháp "ăn theo" các thương hiệu có uy tín trước đó.

Trên thực tế, việc làm này không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với uy tín của thương hiệu bị xâm phạm mà còn gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm kém chất lượng mà không hề hay biết.
 
Eurowindow - một thương hiệu đã không ít lần bị nhái
 
Phần lớn các vụ việc được phát hiện là do đăng ký tên thương mại và tên nhãn hiệu gần giống nhau, thậm chí là trùng nhau. Ví dụ: nhiều khách hàng từng bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu LaVie với nhãn hiệu TaVie do tên gọi na ná như nhau. Hay việc sử dụng tên thương mại trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay là tên các vùng lãnh thổ như Âu, Á, Đông Nam Á… trong khi ngân hàng lại nằm ở Việt Nam. Điều này đã khiến cho khách hàng lúng túng khi lựa chọn sản phẩm bởi họ không hiểu những tên gọi ấy muốn nói lên điều gì, có phải do nguồn gốc xuất thân của doanh nghiệp hay chỉ đơn thuần là gọi cho “kêu” mà thôi?  Không chỉ vậy, việc những nhãn hiệu ra đời sau bắt chước tên nhãn hiệu gần giống với thương hiệu có úy tín từ trước đã cố ý tạo ra sự nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm.

Vụ kiện dân sự của Công ty Cổ phần Vincom đối với Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vào cuối năm 2010 vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại là một ví dụ điển hình. Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon đã có hành vi sử dụng dấu hiệu “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty này tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Vincom.

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng đã xảy ra không ít trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tương tự. Một trong những công ty ra đời sớm là công ty Eurowindow đã xây dựng thương hiệu của mình trong suốt thời gian dài. Sau đó, hàng loạt công ty khác cũng chuyên cung cấp cửa ra đời và nhái theo thương hiệu này với những cái tên nhãn hiệu có đuôi là “window”, có những công ty đã cố ý tạo ra sự giống nhau. Mới đây nhất, Chánh thanh tra Bộ khoa học và công nghệ đã quyết định xử phạt Công ty cổ phần cửa Châu Âu về việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “Euwindow, hình” trên biển hiệu, trên catalog, trên card visit, trên website, trên bảng báo giá và trên các phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo của Công ty cổ phần cửa Châu Âu vì có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu "Euwindow, hình” là một trong những nhãn hiệu đã được Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu (với thương hiệu chính là Eurowindow) đang được bảo hộ tại Việt Nam. Ngoài việc xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Euwindow, hình”, công ty Cổ phần cửa Châu Âu còn sử dụng tên thương mại gần giống với tên thương mại của Công ty Cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu, thậm chí không đi đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn sử dụng dấu hiệu “®” trên nhãn hiệu “Euwindow” và khi được hỏi đến doanh nghiệp này vẫn hồn nhiên trả lời là do thiếu hiểu biết. Đây là một việc làm cố ý “ăn theo” nhằm gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Sự việc này chỉ là một trong số rất nhiều hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang diễn ra dưới mọi hình thức. Việc kiểm tra và xử lý nghiêm khác các vụ việc này là hết sức cần thiết để thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc xây dựng thành công một thương hiệu bằng uy tín với khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.

(Theo Lê Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Thu phí xây dựng Quỹ bảo trì đường bộ: DN phản đối
  • Làm nhái nước Trà xanh không độ: Sống chết mặc... người tiêu dùng
  • Tăng khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân lên 10 triệu đồng?
  • Thanh kiểm tra: Đừng làm DN nản lòng (P2)
  • Sẽ có quy định mới về nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu
  • Khẩn trương sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái Luật Cơ quan đại diện
  • Sẽ sửa đổi Luật Tài nguyên nước
  • Xe máy, ôtô phải nộp từ 80 nghìn đến 1,44 triệu phí bảo trì đường?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%