Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm bệnh vì giá thuốc tăng cao

Bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc Mỹ Châu
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có những động thái tích cực kìm hãm giá thuốc, người bệnh vẫn là những người phải chịu thiệt thòi nhất. Giá thuốc tăng cao, đặc biệt là những thuốc đặc trị dành cho những người bị bệnh nan y, mãn tính khiến cho những người bệnh lại càng thêm ‘mang bệnh’.

Bộ Y Tế đã đề xuất nhiều dự án bình ổn giá thuốc như quản lý chặt chẽ việc đấu thầu kinh doanh thuốc trong các bệnh viện công để đảm bảo giá thuốc tốt nhất khi đến tay người bệnh, tuy nhiên, giá thuốc vẫn cứ tăng và người bệnh vẫn phải gồng mình để gánh tiền thuốc.

Bình ổn giá thuốc … trên giấy?

Mặc dù kinh tế gặp khó khăn, biến động giá cả khiến người dân nao núng trong việc chi tiêu hàng ngày, tuy nhiên, tại hầu hết các cửa hàng thuốc vẫn tấp nập người mua, kẻ bán. Tại các nhà thuốc trong bệnh viện, bệnh nhân chen chúc chờ đợi đến lượt để được mua thuốc vì tâm lý họ tin tưởng giá thuốc sẽ ít hơn so với phải mua thuốc ở các cửa hàng bên ngoài.

“Trước đây điều trị một toa thuốc chưa đến 200 ngàn đồng tiền thuốc nay hóa đơn thuốc bệnh dạ dày đã ngót nghét trên 500 ngàn đồng. Đúng là tên thuốc có thay đổi nhưng với mức lương nhân viên văn phòng như tôi đây thì một hóa đơn cho 5 ngày thuốc đã tiêu tốn gần nửa tháng lương” - chị Phan Thị Mỹ - nhà ở quận Tân Bình phân trần.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, bà Tám Út – bà ngoại của cháu Võ Đông Anh vẻ mặt đau khổ khi nhìn đứa cháu ngoại bệnh tim bẩm sinh nay phải chạy vạy lo tiền thuốc cho bé. “Ba má nó bỏ nó từ nhỏ, tui phải một tay chăm sóc. Nuôi ăn đã vất vả lắm rồi, còn phải nuôi bệnh cho nó hoài, nội tiền thuốc tôi phải đi xin mỗi nơi một ít mới có đủ để mua cho cháu, chưa kể đến tiền viện phí” - Bà Mỹ xót xa kể trước cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.

Giá thuốc cao đã đẩy nhiều bệnh nhân vào đường cùng cực hơn. Để điều trị bệnh ung thư, giá các loại thuốc đặc trị cao ngất ngưỡng. Một loại thuốc đặc trị ung thư có thể lên đến 50-60 triệu đồng là bình thường. Những bệnh nhân nghèo đang dở khóc, dở cười trước số phận mắc bệnh hiểm nghèo của mình và họ chỉ còn biết trông chờ vào những nhà hảo tâm giúp đỡ.

Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO), Việt Nam đang đứng ở mức 2-3 trong tổng số 5 mức phát triển công nghiệp dược, tức chỉ mới dừng lại đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công; công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập. Còn theo phân loại mức phát triển công nghiệp dược của WHO, Việt Nam đang đứng ở mức 2,5-3 trong tổng số 4 mức: sản xuất được một số thuốc generic, đa số phải nhập khẩu, có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm.

Sở Y tế TP.HCM đã có dự thảo trình UBND TP.HCM về giải pháp “bình ổn giá thuốc” trên địa bàn. Nhưng theo các nhà quản lý dược tại TP.HCM họ chưa nhận được công văn nào xin điều chỉnh giá tăng từ cơ sở sản xuất và nếu có tăng cũng tăng không bao nhiêu. Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều loại thuốc tây đang được người bán “đẩy” giá lên tới 50-70%, thậm chí trên 100%. Vấn đề được đặt ra đối với các cơ quan quản lý dược hiện nay là làm thế nào để bình ổn giá thuốc? Câu hỏi này xem ra vẫn còn nằm trên giấy.

Đừng nghĩ thuốc ngoại đều tốt!

Tuy nhiên, để giúp người bệnh có thể yên tâm phần nào về giá thuốc, PGS – TS Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM) cho rằng biện pháp bình ổn giá thuốc tốt nhất là khuyến khích người dân sử dụng thuốc nội. “Hiện TP.HCM có 20 nhà máy sản xuất thuốc đều đạt chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP-WHO) và Bình Dương cũng có hàng chục nhà máy sản xuất thuốc tương tự, vậy tại sao phải dùng thuốc ngoại trong khi thuốc nội vừa chất lượng vừa rẻ” Bà Lan cho biết thêm.

Bà Lê Thị Mỹ Châu – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần dược Minh Phúc – hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu cho biết: “khi thị trường bị biến động về giá cả thì việc tăng giá thuốc bán ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể tiết kiệm tiền thuốc thông qua việc sử dụng nguồn thuốc nội thay vì phải mua thuốc ngoại nhập với giá cao. Tại sao lại không sử dụng thuốc nội trong khi chất lượng của sản phẩm thuốc nội và thuốc ngoại cùng chủng loại đều đạt chất lượng như nhau? Tất cả nguyên liệu để sản xuất thuốc nội hiện nay hầu hết đều được nhập từ nước ngoài, do đó so về chất lượng thì có thể ngang bằng, không thua kém thuốc ngoại mà giá cả thuốc nội thấp hơn rất nhiều do chi phí sản xuất thấp”.

Trăn trở về việc thuốc nội “thua ngay trên sân nhà” so với các thương hiệu thuốc ngoại nhập, bác sĩ Nguyễn Đại Biên (trưởng khoa khám BV nhân dân 115, TP.HCM) cho biết: “Đừng nghĩ thuốc ngoại đều tốt. Trong những trường hợp cùng trị một loại bệnh mà cả thuốc nội và thuốc ngoại đều có hiệu quả ngang nhau, tôi nghĩ nhiều bác sĩ nên kê thuốc nội. Tâm lý của nhiều người bệnh muốn kê thuốc ngoại cho tốt nhưng nếu bác sĩ chỉ định, kê đơn thuốc nội thì họ cũng phải mua uống”.

Bà Châu cho biết thêm: “Theo tôi, chính các nhà thuốc cũng góp phần quan trọng giúp thúc đẩy ý thức sử dụng thuốc nội thay cho tâm lý chuộng thuốc ngoại ở một số người. Sự tư vấn của các dược sĩ tại các nhà thuốc cũng giúp người dân tin tưởng hơn vào chất lượng của các loại thuốc nội hiện nay mà giá cả thì rẻ hơn rất nhiều so với thuốc ngoại”.

Theo Bộ Y tế, năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng 1,696 tỷ USD (tăng 18,97% so với năm 2008), tiền thuốc bình quân đầu người 19,77 USD (tăng 20,18% so với năm 2008).Dự báo tiền thuốc sử dụng tăng gấp đôi sau 5 năm (năm 2014: 33,8 USD/người). Thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 2 tỷ USD vào năm 2011 và tốc độ tăng trưởng 17%-19% mỗi năm. Theo đánh giá mới đây, hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) của Anh, vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD, so với con số 923 triệu USD trong năm 2008. BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài.

(Theo Minh Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • DN nhập xe ôtô Hải Phòng : “Ngồi trên... lửa”
  • Báo cáo kiểm toán: Nội dung nào không được ngoại trừ?
  • Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?
  • Luật Giá: Một bước lùi?
  • “Gỡ rối” trong kiểm tra hải quan đối với C/O mẫu E
  • Góp vốn bằng thương hiệu : DN “bơi” cách nào cũng đúng
  • Vụ “Chầu chực hoàn thuế”: Ai cũng thấy mình thiệt
  • Điều chỉnh thuế suất 11 mặt hàng: Tác động nhỏ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%