Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chần chừ

Theo bà Vũ Thị Mai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, dù đã cận ngày 31.3 vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp thuộc diện phải tự in hoá đơn năm 2011 nhưng chưa ký hợp đồng đặt in, một số doanh nghiệp chần chừ, có ý trông chờ Bộ Tài chính sẽ có những chính sách linh động.

Bà Vũ Thị Mai cho biết, theo quy định mới sẽ có khoảng 60% số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải tự in, tự đặt in hóa đơn và mặc dù cơ quan thuế đã tổ chức tập huấn cho trên 300.000 doanh nghiệp thuộc diện tự in hoặc đặt in hoá đơn để sử dụng thay vì phải mua hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành như trước đây, song đến thời điểm này - thời điểm doanh nghiệp đã có thể sử dụng hoá đơn tự in/đặt in, song vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa ký được hợp đồng đặt in và chưa tổ chức tự in để sử dụng bắt buộc kể từ ngày 1.4.2011

Theo ông Cao Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế), một trong những nguyên nhân để doanh nghiệp có tâm lý dây dưa là do trước tình hình số lượng doanh nghiệp đặt in hoá đơn lớn, dồn vào những tháng cuối năm, các nhà in không đáp ứng kịp, nhiều doanh nghiệp tuy có ký hợp đồng đặt in nhưng phải đến tháng 2, tháng 3.2011 mới được nhận hoá đơn, nên Bộ Tài chính đã phải cho phép tăng số lượng bán hoá đơn cho các doanh nghiệp đến hết 31.12.2010 đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đến hết 31.3.2011.

Tuy nhiên, chính việc kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện của ngành thuế lại tạo cho một số doanh nghiệp tâm lý chần chừ, chưa vội thực hiện đặt in và tự in. Về việc này, bà Vũ Thị Mai khẳng định, Tổng cục Thuế yêu cầu các doanh nghiệp cần nhanh chóng có hóa đơn trước 31.3.2011. Sau thời điểm 31.3 mà không có hóa đơn, doanh nghiệp sẽ phải tự lo, tự chịu trách nhiệm. “Cơ quan thuế hiện chỉ bán hoá đơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, hộ gia đình, tổ chức sự nghiệp có hoạt động kinh doanh, tất cả các đối tượng còn lại không thuộc diện được mua hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, kể từ ngày 1.4.2011, bắt buộc phải sử dụng hoá đơn do mình tự in/đặt in” - bà Vũ Thị Mai nói.

Theo bà Vũ Thị Mai, trong năm 2011 sẽ còn hơn 30% doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp tại địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn không đủ điều kiện tự in hóa đơn được mua hóa đơn của cơ quan thuế. Vì vậy, cơ quan thuế đang tích cực hướng dẫn số doanh nghiệp này chủ động chuyển đổi sang in, tự in hóa đơn từ quý II, quý III/2011 để không dồn đến quý IV/2011 để lại bị động như cuối năm 2010.

Cũng theo bà Vũ Thị Mai, từ nay đến cuối tháng 1.2011, chương trình phần mềm quản lý hóa đơn sẽ chính thức được phổ biến rộng rãi. Những doanh nghiệp, cá nhân quan tâm có thể truy cập trang web của Tổng cục Thuế http://www.gdt.gov.vn/ để tìm hiểu thông tin.

(Báo Lao Động)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Có việc làm mới được nhập khẩu nội thành Hà Nội?
  • Vấn đề toàn cầu: Đối diện "Họa tham nhũng"
  • Nhanh chóng sửa đổi thuế TNCN
  • "Choáng" về nhu cầu mật gấu ở Việt Nam
  • Hóa đơn hạ nhiệt!
  • Áp dụng hải quan điện tử: Doanh nghiệp còn ngại
  • Thu hồi nhà đất công lãng phí: Trên bảo, dưới không nghe!
  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đối tượng nào được miễn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%