Thông tư số 194/2010/TT-BTC thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là có nhiều điểm mới và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên những trái ngược giữa Thông tư 194/2010/TT-BTC và Công văn 1024/BCT-XNK đang gây khó cho doanh nghiệp.
Trong tháng 3/2011, công ty TNHH NAGAI Việt Nam (DNCX) và công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (DN nội địa) đã gửi công văn phản ảnh lên Tổng cục Hải quan. Theo đại diện hai công ty trên: Trước khi Thông tư 194/2010/TT-BTC có hiệu lực, DN chế xuất có thể xin cấp C/O form D khi bán hàng cho doanh nghiệp nội địa. Nhưng từ ngày 20/01/2011, Thông tư 194/2010/TT-BTC có hiệu lực, hoạt động mua bán giữa DN chế xuất và doanh nghiệp nội địa phải mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Trong khi trước đó, Bộ Công Thương lại ra Công văn số 1024/BCT-XNK ngày 13/10/2010 thông báo về việc ngừng cấp C/O ưu đãi cho loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ. Công văn này khiến DN chế xuất không xin được C/O ưu đãi theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (doanh nghiệp nội địa) và doanh nghiệp nội địa phải đội thêm một khoản tiền thuế khi nhập khẩu hàng từ DNCX.
Ngày 24/3/2011, Cục Giám sát Quản lý đã có Công văn 84/GSQL-TH trả lời vướng mắc của hai công ty trên. Theo quan điểm của hải quan, xét về bản chất, trường hợp doanh nghiệp nội địa mua hàng của DN chế xuất không phải là loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 41 Thông tư 194/2010/TT-BTC. Công văn số 10242/BCT-XNK ngày 13/10/2010 thông báo về việc ngừng cấp C/O mẫu D cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ không có nghĩ là ngừng cấp C/O đối với tất cả các trường hợp hàng đưa từ khu phi thuế quan vào nội địa, như trường hợp hàng hóa của DN chế xuất bán vào thị trường nội địa. Do vậy, hai doanh nghiệp trên cần liên hệ với Bộ Công Thương (đơn vị có thẩm quyền cấp C/O) để được giải quyết cụ thể.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com