Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước tiến mới trong giám sát TTCK

Từ ngày 1/4/2011, Thông tư số 226/2010/BTC-TT sẽ chính thức có hiệu lực, theo đó các Cty chứng khoán (CTCK) sẽ áp dụng chế độ giám sát an toàn tài chính mới. So với các quy định về quản lý an toàn tài chính trước đây, Thông tư 226 đã thực hiện một bước tiến đáng kể trong việc giám sát TTCK.

Thông tư 226 được xây dựng trên nền tảng của Basel II, trong đó hai yếu tố vốn và rủi ro là những đối tượng nằm trong diện kiểm soát.

Cách nhìn mới

Các số liệu phục vụ công tác giám sát trong thông tư mới đã gần hơn với thực tế hoạt động của CTCK và sẽ mang lại các công cụ hữu ích hơn cho các cơ quan quản lý thị trường. Ngoài ra thông tư này cũng mang lại một cách nhìn mới cho khái niệm an toàn hoạt động của các CTCK: an toàn dưới góc độ rủi ro và khả năng phòng vệ với các rủi ro. Ngoài ra một bước tiến nữa của Thông tư 226 là đưa vào diện quản lý hoạt động cho nhà đầu tư (NĐT) vay để mua chứng khoán mà do quy định hiện hành, các CTCK đang biến tướng thành các hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc những quan hệ dân sự tương tự. Các tài khoản bị mất khả năng thanh toán do số tiền nợ đã vượt quá giá trị chứng khoán của NĐT sẽ làm gia tăng rủi ro hoạt động của CTCK.

Nhận diện rủi ro

Đối với các CTCK chỉ đơn thuần cung ứng dịch vụ môi giới, về thực tế rủi ro sẽ rất thấp, việc thiết lập riêng một hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) có thể chưa cần thiết cũng như việc đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 226 là việc làm đơn giản.

Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư là không hề đơn giản

Rủi ro cao xuất hiện phổ biến ở các CTCK có mảng tự doanh và cung ứng dịch vụ cho NĐT vay để mua chứng khoán trên phạm vi lớn.

Đối với rủi ro trong đầu tư, khi hoạt động đầu tư càng thua lỗ, vốn khả dụng càng giảm thì CTCK càng trở nên rủi ro. Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư là không hề đơn giản khi mà TTCKVN lại biến động theo tâm lý số đông. Để giảm thiểu rủi ro này, các CTCK sẽ không những phải biết lựa chọn các mã CK tốt, bền vững theo thời gian mà phải còn hạn chế đầu tư đến một mức nhất định để tránh các rủi ro xảy ra khi thị trường xấu.

Hoạt động cho vay chứng khoán cũng là một hoạt động mang lại cho TTCK nhiều rủi ro. Ngoài việc tăng thanh khoản cho thị trường và mang lại thêm thu nhập cho các Cty chứng khoán, việc cho vay này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro khi NĐT thua lỗ, không trả được nợ. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi CTCK phải đi vay vốn của các tổ chức tài chính và các ngân hàng và tái cấp vốn cho các NĐT mua chứng khoán. Với sự biến động liên tục và bất lường như thời gian vừa qua, những Cty vay vốn bên ngoài để tài trợ cho NĐT sẽ phải chịu rủi ro rất lớn.

Vấn đề thanh khoản cũng là một vấn đề quan trọng cần quan tâm đối với các CTCK. Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi mà việc đi vay trở nên khó khăn, các khoản hoàn vốn không có sự bù đắp. Khi xảy ra rủi ro thanh khoản, CTCK sẽ phải có yêu cầu các NĐT bán chứng khoán để giảm dư nợ. Với diễn biến thị trường như hiện nay, việc yêu cầu NĐT bán sẽ gây ra tâm lý không hài lòng cho NĐT ngoài ra nếu các CTCK đồng loạt bán CK để thu hồi nợ sẽ khiến thị trường càng trở nên xấu hơn. Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay là việc hết sức khó khăn khi mà thị trường xấu, NĐT sẽ bị thua lỗ, rủi ro của CTCK tăng cao đồng thời rủi ro thanh khoản cũng tăng.

Khả năng đáp ứng của các CTCK

Để quản lý rủi ro được tốt các CTCK cần phải hội tụ các điều kiện về quy mô vốn chủ sở hữu, phân bổ nguồn vốn, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro (QLRR).

Xét về quy mô vốn, 56% các Cty chứng khoán có quy mô vốn dưới 200 tỉ đồng. Trong số các Cty này, không ít đã bị tổn thất nặng nề do thị trường sụt giảm và mất thanh khoản trong năm 2008. Với một số vốn hạn chế, việc phân bổ nguồn vốn hài hòa giữa các hoạt động của Cty sẽ trở thành vấn đề không dễ dàng.

Để đảm bảo tỉ lệ an toàn theo quy định mới, các CTCK có vốn chủ sở hữu lớn sẽ có lợi thế hơn các CTCK có vốn vừa và nhỏ. Bởi vốn lớn đồng nghĩa với khả năng chịu rủi ro cao hơn. Chi phí đầu tư xây dựng một hệ thống QLRR chuyên nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK.

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng các CTCK lớn sẽ thế yếu hơn các CTCK vừa và nhỏ trong việc thay đổi nhanh chóng cơ cấu phân bổ vốn trong thời gian ngắn mà không gây biến động tới thị trường. Trong giai đoạn thị trường chưa có tín hiệu tốt, việc các CTCK lớn có những động thái bán cổ phiếu để cơ cấu danh mục, hoặc bán giải chấp chứng khoán sẽ gây ra tâm lý tiêu cực cho thị trường và có thể làm cho thị trường sụt giảm và hậu quả là thị trường có thể giảm sâu hơn, rủi ro của các CTCK tăng và tỉ lệ an toàn của tất cả các CTCK đồng loạt giảm.

Đối với các Cty chứng khoán có vốn vừa và nhỏ, xét với hoàn cảnh hiện tại thì việc tăng vốn điều lệ để tăng mức độ an toàn trong hoạt động của Cty là điều không khả thi. Đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, con người để thiết lập hệ thống QLRR sẽ trở thành gánh nặng. Lựa chọn duy nhất còn lại chỉ là phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Đối với các Cty phát triển nóng trong lĩnh vực môi giới bằng cách tăng cách tăng hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ vốn cho các NĐT tham gia thị trường, tỉ lệ rủi ro sẽ tăng theo cấp số nhân. Các Cty chứng khoán này, do lượng vốn chỉ có hạn, việc vay các tổ chức tín dụng tiền để tài trợ cho các Cty chứng khoán là điều không tránh khỏi. Việc sử dụng đòn bẩy càng cao sẽ làm rủi ro của DN tăng cao và với lượng vốn có hạn tỉ lệ an toàn sẽ giảm đi nhanh chóng.

Đối với các CTCK có mảng tự doanh chiếm phần lớn số vốn tự có của DN, các giao dịch gây thua lỗ cho DN sẽ làm giảm vốn khả dụng và giảm tỉ lệ an toàn. Các CTCK sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi đưa ra quyết định đầu tư vì bất kỳ một quyết định sai nào cũng có thể giảm vốn khả dụng và tỉ lệ an toàn của mình.
 
(Nguyễn Anh Tuấn // Tiến sĩ Kinh tế)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dự thảo Luật Quảng cáo: Còn thiếu thực tế và máy móc
  • Nói và làm: Hóa đơn tự in và bỗng dưng... "mờ ám"
  • Thuế Thu nhập cá nhân: Hai phương án để lựa chọn
  • Xử phạt 10 công ty dược phẩm: Chỉ là "ném đá ao bèo"?
  • Công bố nợ vay của DN: Luật có nhưng lệ thì chưa
  • Xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường: Thiếu nhất quán
  • Vừa hở vừa gây khó
  • Cải cách hành chính: Nhiều doanh nghiệp chưa thể cảm nhận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%