Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xung quanh câu chuyện cấp sổ đỏ: Phải biết sốt ruột cùng dân

 Đó là trăn trở của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh khi đề cập tới công tác cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân (thường gọi là sổ đỏ) và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc cấp GCN trên địa bàn TP nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng trong buổi họp ngày 27-4.

Tới thời điểm này, trên 90% hộ gia đình, cá nhân ở khu vực đô thị và nông thôn của Hà Nội đã được cấp GCN là một kết quả tích cực, song có lúc có nơi, cán bộ cơ sở còn chưa làm hết trách nhiệm, có biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho dân.

Từ thực tế tại quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân gặp vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận QSDĐ khu
vực mở rộng nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.Ảnh:  Thái Hiền

Thanh Xuân là quận được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số phường của quận Đống Đa và một số xã của huyện Từ Liêm. Ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, tổng diện tích đất ở đô thị trên địa bàn là 334,27ha, bao gồm: nhà ở tư nhân, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở tự quản của các cơ quan, đơn vị. Từ năm 2003 đến nay, UBND quận đã cấp được 14.359 GCN quyền sử dụng đất ở (theo Nghị định 60/CP và 61/CP của Chính phủ). Lượng hồ sơ cấp theo Nghị định 60/CP còn tồn trên 5.500 trường hợp. Lượng hồ sơ cấp theo Nghị định 61/CP còn tồn 3.093 trường hợp. Lượng hồ sơ không thể cấp GCN là 961 trường hợp do nằm trong quy hoạch hoặc lấn chiếm đất lưu không, nhà tập thể cao tầng và hiện có tranh chấp. Đến thời điểm này, quận đã hoàn thành việc cấp GCN cho khoảng 81% tổng số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

Trong những năm qua, nhiều ý kiến cho rằng, công tác cấp GCN ở quận Thanh Xuân còn khá chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Về vấn đề này, ông Đặng Hồng Thái cho rằng, nhà ở trên địa bàn quận có nguồn gốc sử dụng đất rất đa dạng. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh nên mức độ biến động lớn, dẫn đến công tác quản lý đất đai, nhà ở gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, có nhiều cơ quan trên địa bàn đã tự ý chuyển nhượng một phần đất được giao sang làm nhà ở cho CBCNV; cho thuê, cho mượn, thanh lý không đúng thẩm quyền. Quận đang rất vướng mắc trong việc cấp GCN cho người dân thuộc một số khu vực như: các trường hợp trong phạm vi mở rộng nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Huy Tưởng, khu đầm Máy khâu (phường Khương Đình), khu hồ điều hòa Hạ Đình (phường Hạ Đình)… Đây là những khu vực hoặc là vướng quy hoạch, hoặc là đất nông nghiệp do các gia đình tự lấn chiếm từ trước khi thành lập quận (năm 1997).

Không nương nhẹ trong xử lý cán bộ tiêu cực

Đất vướng quy hoạch, vướng dự án "treo", đất có nguồn gốc từ đất nông nghiệp do người dân lấn chiếm, xây dựng trái phép… hoặc đất có tranh chấp không thể cấp "sổ đỏ" là chuyện không chỉ của quận Thanh Xuân mà là vấn đề "nóng" của hầu hết các quận, huyện. Đặc biệt là tại những quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Từ Liêm…

Đã có khi để nhận được sổ đỏ người dân phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Ảnh: Linh Tâm

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp GCN quyền sử dụng đất, đặc biệt là cấp cho hộ gia đình, cá nhân là vấn đề được TP và Sở rất quan tâm. Đến nay, các văn bản pháp quy liên quan đến cấp GCN của trung ương và TP đã cơ bản đầy đủ. Toàn TP đã cấp được trên 1,014 triệu GCN quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn (đạt trên 90%). Tuy nhiên, tại nhiều quận, huyện vẫn tồn tại nhiều khu vực "nóng" với số lượng lớn hồ sơ ách tắc, gây thắc mắc, khiếu kiện trong dân. Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các quận, huyện lập các tổ công tác nhằm tháo gỡ vướng mắc. Bên cạnh đó kịp thời báo cáo TP điều chỉnh, bổ sung những quy định còn chưa phù hợp.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: Vấn đề cấp GCN là một yêu cầu, không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân. Thời gian qua, công tác cấp GCN đã có kết quả nhất định, tốt lên nhiều trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, số hộ gia đình, cá nhân đang làm thủ tục cấp GCN cũng còn nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là việc xác định nguồn gốc đất. Về vấn đề này, cấp chính quyền cơ sở (cấp phường) phải xác định đây là trách nhiệm của mình và chủ động hơn, không thể đổ trách nhiệm cho dân. Khó khăn thứ hai là trong quá trình thực thi công vụ, có nơi, có lúc cán bộ có tắc trách. Khi gặp những hồ sơ khó, cán bộ không đeo bám, chưa phối hợp với bộ phận liên quan, thiếu trách nhiệm với dân, không tìm hiểu tới cùng, có những trường hợp hồ sơ bị "ngâm" quá lâu. Yêu cầu đặt ra là cán bộ cũng phải biết sốt ruột với nỗi mong muốn có được tấm "sổ đỏ" của dân và phải đặt mình vào địa vị của người dân đi làm thủ tục cấp "sổ đỏ".

TP đã biết việc này và chỉ đạo xử lý quyết liệt. Mới đây, TP đã yêu cầu thanh tra công tác cấp GCN tại nhiều quận, huyện để rà soát tình hình, tìm hướng giải quyết. Yêu cầu chung là phải cải cách hành chính, rút gọn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục. Quan điểm của TP là phải kết luận, làm rõ những việc thuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp, cụ thể tới từng cá nhân chứ không chung chung. Hiện nay, một vấn đề lớn trong cấp GCN ở Hà Nội là đụng chạm tới quy hoạch xây dựng. Có những khu vực được quy hoạch khá lâu hay dự án chậm triển khai (dự án "treo")... Sự chậm trễ này ảnh hưởng nhiều tới tiến độ cấp GCN. TP đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các quy hoạch, dự án "treo", đặc biệt là trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý đất đai và đã thu hồi nhiều trường hợp. Mọi vi phạm pháp luật về đất đai phải được xử lý theo đúng quy định.

UBND TP mong muốn các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay hộ gia đình, cá nhân có ý kiến cụ thể vào những vi phạm hay hành vi tham nhũng, tiêu cực, vòi vĩnh của cán bộ khi thụ lý hồ sơ cấp GCN để TP chỉ đạo các cấp cơ sở hoặc trực tiếp vào cuộc kiểm tra, xác minh, làm rõ. Thái độ của TP là dứt khoát với mọi hành vi và đối tượng vi phạm. Sai tới đâu, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật tới đó, không nương nhẹ hay đặt ra bất cứ trường hợp ngoại lệ nào.
 

(Theo Tuấn Lương/HNMO)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Chưa thăm dò, sao đấu giá?
  • Ai xử đại lý găm xăng dầu?
  • Bất cập giấy phép đầu tư
  • Hủy hợp đồng hay sửa khuyết tật
  • Bất cập giấy phép đầu tư
  • 11 dòng thuế sắp được điều chỉnh tăng kịch trần
  • Hơn 200 văn bản hướng dẫn, vẫn bất cập
  • Dây dưa nợ bảo hiểm thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%