Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất cập giấy phép đầu tư

Không chỉ chính sách thuế, thủ tục hải quan... những bất cập trong thủ tục cấp giấy phép đầu tư tại TP HCM đang khiến DN bức xúc, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Han Jae Jin, trưởng ban phụ trách quan hệ đối ngoại của Hiệp hội DN Hàn Quốc (KOCHAM) bức xúc: Hiện thời gian làm thủ tục đầu tư tại TP quá dài, thường phải trên 45 ngày sau khi nộp thủ tục đăng ký đầu tư, cộng thêm khoảng chừng đó ngày nữa để bổ sung hồ sơ... Thậm chí, ông Yoshida Sakae, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP HCM cho biết, có trường hợp DN Nhật Bản hơn sáu tháng mà chưa nhận được giấy phép đầu tư (GPĐT).

Theo đại diện Cty Prudential, một dự án đầu tư DN có thể phải nộp 4 - 5 bộ hồ sơ, sau đó lại bị gọi bổ sung thêm... Đại diện này cho biết, luật VN khó hiểu hơn rất nhiều nước xung quanh, dù Cty Prudential có cả nhóm luật sư nhưng cũng vô cùng vất vả.

Các DN cho rằng, các nhà làm luật cần phải chi tiết, cẩn thận hơn, hạn chế tối đa việc ban hành thêm các văn bản dưới luật và đặc biệt không nên ban hành thêm  vào gần cuối năm, gây bị động cho DN.

Theo giải thích của ông Lư Thanh Phong - Phó GĐ Sở KHĐT TP.HCM, hồ sơ cấp GPĐT không chỉ nộp cho Sở KHĐT, UBND TP mà còn nộp cho các bộ ngành liên quan đến lĩnh vực đó nên có thể nhiều đến 5 - 6 bộ. Có một số trường hợp chậm cấp giấy phép đầu tư như phải hỏi ý kiến các bộ ngành có liên quan, có khi cùng một dự án nhưng các bộ ngành lại trả lời khác nhau buộc trao đổi lại nhiều lần. Để khắc phục tình trạng này, theo ông VN cần có bộ tiêu chí quy định sẵn các quy định về đầu tư của các ngành.

Ông Phong cũng cho rằng, về phía các nhà đầu tư, đôi khi hồ sơ dự án chưa thể hiện rõ năng lực vốn, kinh nghiệm, hoặc có dự án phức tạp,  dự án lớn... cũng kéo dài. Ông Phong cũng khuyến cáo các các DN không đút tiền trong hồ sơ khi nộp cho cán bộ, phản ánh ngay với lãnh đạo nếu nhân viên có dấu hiệu nhũng nhiễu... 

 Theo nhiều DN, TP đang đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, công khai minh bạch, ngăn chặn sự tùy tiện, tiêu cực... Tuy nhiên, để thủ tục thực sự được cải cách hiệu quả, cần chế tài xử phạt cụ thể đối với cơ quan hành chính nhà nước, chứ “khuyến cáo” không thì chưa đủ...

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Hủy hợp đồng hay sửa khuyết tật
  • Bất cập giấy phép đầu tư
  • 11 dòng thuế sắp được điều chỉnh tăng kịch trần
  • Hơn 200 văn bản hướng dẫn, vẫn bất cập
  • Dây dưa nợ bảo hiểm thất nghiệp
  • Kiến nghị áp dụng đấu thầu trong khai khoáng
  • Luật Quảng cáo: không rõ mục tiêu
  • Dự thảo nghị định an toàn thực phẩm : “Tréo ngoe” trong quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%