Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bánh tráng “nhái” XK sang Mỹ ?

Hàng nhái của Safoco dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
Hàng nhái của Safoco dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

Tuy đã được cảnh báo và đề nghị thu hồi toàn bộ lô hàng “nhái” đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thế nhưng, lãnh đạo Cty cổ phần lương thực thực phẩm Safoco vẫn bất chấp và phớt lờ đã buộc Cty TNHH sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong (Tufoco) phải nhờ đến cơ quan pháp luật của VN và Hoa Kỳ can thiệp.

Qua phản ánh của Tufoco gửi cho DĐDN - Văn phòng đại diện khu vực ĐBSCL thì Tufoco đã đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ tại hai quốc gia là VN và Hoa Kỳ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền tổng thể nhãn hiệu hàng hóa bao gồm hình và chữ ba cây tre và các dòng chữ: đặc biệt để dùng làm gỏi cuốn và chả giò VN; Vietnamese rice paper và chữ Hán cho sản phẩm bánh tráng.

Gần đây, qua thông tin từ các đại lý tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng tại Mỹ, Tufoco biết Safoco cũng sản xuất bánh tráng và xuất khẩu sang thị trường Mỹ (sản phẩm được bày bán tại siêu thị Superstore thuộc bang Sangariel) có bao bì in hình ba cây tre và chữ “BỤI TRE” gần như trùng lắp và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Tufoco đã được bảo hộ. Thậm chí, trên nhãn hiệu bao bì của Safoco còn sử dụng chữ ® (nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ - Registered). Điều lạ ở đây tuy là một DN lớn, là đơn vị trực thuộc TCty Lương thực miền Nam, các bao bì sản phẩm bánh tráng được bán và trưng bày tại các siêu thị ở trong nước của Safoco đều có logo Cty và in to, đậm dòng chữ Safoco, phía dưới là biểu tượng của bông lúa vàng. Nhưng đối với sản phẩm XK sang thị trường Mỹ thì lại không có và tên Cty được ghi bằng tiếng Anh và in khá khiêm tốn (!?).

Sau khi sự việc xảy ra, Tufoco đã có văn bản gửi cho Safoco đề nghị chấm dứt ngay việc sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh tráng mang nhãn hiệu BỤI TRE và hình ba cây tre, đồng thời phải thu hồi toàn bộ hàng “nhái” sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ do đã xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của Tufoco đã được bảo hộ tại thị trường VN và Mỹ. Tuy nhiên, phía Safoco vẫn bất chấp và phớt lờ những đề nghị của Tufoco, đã buộc Tufoco phải nhờ đến cơ quan pháp luật của VN và Mỹ can thiệp.

Qua trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Tứ - Chủ tịch HĐTV Tufoco cho biết: “Trong lúc tình hình XK các mặt hàng thực phẩm của các DN trong nước đang bị sút giảm do khủng hoảng kinh tế thì Tufoco vẫn tiêu thụ mạnh mặt hàng bánh tráng sang thị trường thế giới, trong đó thị trường Mỹ chiếm 50% sản lượng của nhà máy. Vì vậy, hiện chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ hồ sơ cũng như các văn bản trả lời của các ngành chức năng để khởi kiện Safoco ra tòa”.

Qua trao đổi, một vị đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ địa phương cho biết:“Qua hai mẫu bao bì giữa Safoco và Tufoco thì Safoco đã vi phạm điều 126 và 129 của Luật Sở hữu trí tuệ do sử dụng bao bì gây nhầm lẫn và ngộ nhận với bao bì sản phẩm đã được bảo hộ của Tufoco”.

Vụ việc Safoco sản xuất hàng nhái để “lập lờ đánh lận con đen”, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và lừa dối người tiêu dùng để tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong nước với nhau đang được các ngành chức năng xem xét, làm rõ. Tuy nhiên, việc các DN VN “vạch áo...” tại một thị trường nước ngoài như vậy liệu có nên? Vả lại, các DN XK cũng nên có những động thái nhất định để bắt tay cùng kinh doanh tại một thị trường đầy tiềm năng như Mỹ. Bởi dù muốn dù không, thiệt hại đầu tiên vẫn thuộc về DN VN. Báo DĐDN sẽ tiếp tục thông tin với bạn đọc trong thời gian sớm nhất.
 

Điều 126 và 129 Luật Sở hữu trí tuệ
* Điều 126: “... Hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: 1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó.
* Điều 129: “1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ. c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự...”.

(Theo Quốc Chánh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Lại chuyện hàng “nhái”: Qua sông phải lụy đò!
  • Loạn xe máy nhái - Bài 2: Chống xe nhái kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”
  • Loạn xe máy nhái - Bài 1: Bát nháo thị trường xe máy
  • Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị lợi dụng
  • Nokia kiện Apple phạm luật khi sản xuất iPhone
  • Viglacera “xử lý” hàng giả, hàng nhái
  • "Lật tẩy" vụ vi phạm Sở hữu trí tuệ lớn nhất qua đường hàng không
  • Microsoft vi phạm bản quyền phần mềm tại Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%