Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Ăn theo” thương hiệu

DĐDN vừa nhận được văn bản của Cty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ Niềm Tin Việt (VIETRUST JSC) về việc thương hiệu TONMAT của Cty bị “ăn theo”. Theo Luật sư, Tiến sĩ luật học Lê Xuân Thảo – Chủ tịch Cty Sở hữu trí tuệ Invenco, đây là hình thức hưởng lợi nhanh từ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Thời gian gần đây, nhiều DN phải nhờ cơ quan ngôn luận, các cơ quan ban ngành có liên quan, pháp luật lên tiếng và vào cuộc trước hiện trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhái thương hiệu.

Ông Trần Văn Sơn – TGĐ Viettrust cho biết: “Năm 2004, Viettrus sản xuất tấm lợp cách âm cách nhiệt mang thương hiệu TONMAT với slogan: “Cũng là tôn nhưng không ồn lại mát”.

Chỉ một thời gian sau, một số DN khác cũng tham gia sản xuất ngành hàng này - đó là tất nhiên của thị trường. Nhưng điều đáng nói nhiều DN “đi sau” lại cố tình “ăn theo” thương hiệu. Gần đây nhất, Cty TNHH Thương mại và Sản xuất Long Giang đưa ra thị trường sản phẩm tôn cách âm, cách nhiệt mang thương hiệu TONMATVIET có logo tương tự như sản phẩm của Niềm Tin Việt. Ông Sơn cho biết: “Logo của Cty Long Giang được tạo ra bằng cách dùng nguyên chữ viết cách điệu của thương hiệu TONMAT, rồi thêm vào đó chữ VIỆT. Bên cạnh đó, tất cả các dấu hiệu nhận diện khác như màu sắc, dấu hiệu nhận diện cũng gần như thương hiệu TONMAT”.  

tinkinhte.com

Khi quan sát giữa hai mẫu sản phẩm mang thương hiệu TONMAT và TONMATVIET, các đại lý và khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được hàng thật và hàng nhái. Tuy nhiên, nếu không để hai thương hiệu, hai sản phẩm cạnh nhau thì người tiêu dùng mua nhầm sản phẩm là điều khó tránh. Bởi vì không những TONMAT bị nhái thành TONMATVIET, mà hình thức trình bày của dấu hiệu này cũng là nhãn hiệu hình elip nền xanh cùng với tem chống hàng giả có hình thức tương tự như TONMAT (dù dấu hiệu TONMATVIET đã là dấu hiệu chưa  đăng ký bảo hộ và chưa đăng ký tem chống hàng giả nhưng vẫn sử dụng dấu hiệu ® để gây nhầm lẫn cho khách hàng).

Trên thực tế thương hiệu TONMAT  đã  được đăng ký bảo hộ trên toàn lãnh thổ VN từ năm 2004 và VIETRUST JSC đã xây dựng thành công hệ thống tiêu thụ với 4 nhà phân phối và  gần 1.000 đại lý trên toàn quốc từ năm 2004 đến nay. Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt đã làm đơn đề nghị Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ  - cơ quan có thẩm quyền của nhà nước – thẩm định.  Tại bản kết luận giám định số : NH 072-09 YC/KLGĐ ngày 27/11/2009 đã có kết luận:  “Hành vi gắn dấu hiệu “TONMATVIET” lên sản phẩm tấm lợp (tôn lợp) như thể hiện trên tài liệu giám định, do Cty TNHH TM & SX Long Giang thực hiện mà không được phép của Cty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Niềm Tin Việt  là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.a; Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu TONMAT được xác lập và  bảo hộ theo GCNDKNH số 5800 của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt”.

Không chỉ có vậy, bản kết luận cũng khẳng định: “Hành vi lưu thông  sản phẩm tấm lợp (tôn lợp)  có gắn dấu hiệu “TONMATVIET” lên như thể hiện trên tài liệu giám định, do Cty TNHH TM & SX Long Giang thực hiện mà không được phép của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt  là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.b; Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu TONMAT được xác lập và  bảo hộ theo GCNDKNH số 5800 của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt”.

Theo Luật sư Thảo, điều 211 Luật SHTT quy định khi phát hiện vi phạm bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết về hành vi vi phạm trong một thời gian hợp lý, nếu sau thời gian đấy mà bên vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm thì bên bị vi phạm mới đề nghị các đơn vị thực thi vào cuộc. Như vậy người sở hữu quyền là người thiệt đơn thiệt kép vì đã bỏ kinh phí để đăng ký bảo hộ, mất thời gian và tiền của để gây dựng thương hiệu; đến khi thấy có dấu hiệu bị xâm phạm lại mất thời gian, kinh phí để đi điều tra tìm ra những dấu hiệu xâm phạm. Sau khi đã có đầy đủ chứng cứ lại phải làm văn bản gửi cho bên vi phạm để thông báo tự nhiên đánh động cho bên vi phạm biết  việc mình đã biết hành vi vi phạm, bên vi phạm có thời gian tẩu tán chứng cứ, sản xuất một lượng vừa phải theo đúng thời gian pháp luật cho phép rồi dừng lại.

Thiết nghĩ, để những hành vi “ăn theo thương hiệu” chấm dứt không phải DN nào cũng phát hiện được. Rất mong cơ quan hữu quan có những chế tài cụ thể để ngăn chặn tình trạng trên.

(Theo Lê Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Tranh chấp vì chữ “A” hay “V”
  • Tranh cãi "bản quyền" món cơm gà Hải Nam
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Dae Myung Construction vi phạm bản quyền phần mềm
  • Lại chuyện hàng “nhái”: Qua sông phải lụy đò!
  • Bánh tráng “nhái” XK sang Mỹ ?
  • Loạn xe máy nhái - Bài 2: Chống xe nhái kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”
  • Loạn xe máy nhái - Bài 1: Bát nháo thị trường xe máy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%