Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu “iPad” của Apple bị kiện

 

 Tuy chiếc máy tính dạng bảng iPad của Apple mới chỉ được tiết lộ tuần trước nhưng hãng này đã phải đối mặt với một cuộc chiến pháp lý liên quan tới cái tên "iPad".

Tuy nhiên, đây không phải là một sự ngạc nhiên lớn về cái tên đầy tranh cãi iPad của Apple vì cái tên này đã được nhiều hãng đặt cho sản phẩm của mình. Hiện Apple đang bị cáo buộc về những các tên thương mại đã được các công ty khác đăng ký bản quyền.

Năm 2002, hãng điện tử Nhật Bản Fujitsu đã chế tạo một thiết bị tính toán cầm tay có tên gọi là iPad. Sản phẩm này hỗ trợ kết nối Wi-Fi, Bluetooth và VoIP. iPad của Fujitsu được trang bị màn hình cảm màu rộng 3,5-inch và chip Intel.

iPad của Fujitsu có giá bán khoảng 2000USD trong khi đó iPad bình dân của Apple chỉ có giá 499USD. Theo tờ New York Times, Fujitsu có cái tên thương mại iPad  từ năm 2003 và họ vẫn muốn có chúng cho đến bây giờ.

Hãng đã áp dụng tên thương mại “iPad” cho sản phẩm của mình vào năm 2003 cho  dù cũng phải đối mặt với những tranh chấp tên thương mại với các công ty khác, chẳng hạn như Mag-Tek - cũng sử dụng cái tên iPad cho các thiết bị mã hóa số cầm tay.

Như vậy, hiện nay có nhiều hơn một loại thiết bị có cái tên iPad được lưu hành trên thị trường. Đầu năm 2009, tên thương mại "iPad" của Fujitsu đã bị cơ quan thương mại và bản quyền của Mỹ công khai loại bỏ nhưng sau đó lại cấp lại vào tháng 6/2009.

Từ khi tên thương mại của Fujitsu được khôi phục lại, Apple đã cố gắng để có lại chúng nhưng trên thực tế họ đã đệ trình 3 đơn kiến nghị để mở rộng thời hạn được sử dụng cái tên đó. Hiện Apple vẫn đang phải đối mặt với những yêu cầu đòi bồi thường của Fujitsu.

Trong khi cuộc chiến giữa Apple và Fujitsu đang nổ ra thì còn có nhiều sản phẩm khác cũng sử dụng tên thương mại “iPad”, trong đó có công ty Coconut Grove Intimates (Canada), hãng công nghệ của Đức (sản xuất môto và động cơ) và máy tính dạng bảng của ST Microelectronics.

(Theo Vnmedia)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Nguy hại từ nạn xâm phạm bản quyền
  • Lại chuyện... “tương tự”
  • “Ăn theo” thương hiệu
  • Tranh chấp vì chữ “A” hay “V”
  • Tranh cãi "bản quyền" món cơm gà Hải Nam
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Dae Myung Construction vi phạm bản quyền phần mềm
  • Lại chuyện hàng “nhái”: Qua sông phải lụy đò!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%