Trả lời: Khi tiến hành thanh tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp phát hiện hàng hoá nghi ngờ có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc thì chỉ ra quyết định tạm giữ, kê biên trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp liên quan có yêu cầu tạm giữ, kê biên và cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý về hàng bị nghi ngờ không phải do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc người được phép đưa ra thị trường. Đồng thời có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại nếu sau đó hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm quyền.
Trường hợp tạm giữ hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền không rõ nguồn gốc mà không có yêu cầu của người yêu cầu xử lý cùng các điều kiện nêu trên, nếu có thiệt hại do sau đó kết luận không phải hàng xâm phạm, hoặc không đủ chứng cứ kết luận là hàng xâm phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm.
Thời gian tạm giữ, kê biên theo quy định của Pháp lệnh XLVpHC. Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh, Trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp.
Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao cho chủ tang vật, phương tiện vi phạm bảo quản chờ quyết định xử lý (việc niêm phong, kê biên phải có biên bản và ghi trong biên bản vi phạm hành chính). (Điều 27 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)
( theo Bộ khoa học và công nghệ )
Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com