Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, một bộ phận thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của SME

CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ; MỘT BỘ PHẬN THIẾT YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SME

Bạn có thể muốn mở một công ty mới, mở rộng việc kinh doanh hiện có (mở rộng thị trường hoặc lĩnh vực kinh doanh) hoặc nâng cao chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của SME của mình và vị thế trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu kinh doanh đó.

Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT là một thỏa thuận hợp tác giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (bên chuyển giao quyền SHTT) và một bên có được quyền sử dụng các quyền đó (bên được chuyển giao quyền SHTT) đổi lại bằng một khoản tiền theo thỏa thuận (phí hoặc tỷ lệ phí chuyển giao quyền SHTT). Có nhiều loại hợp đồng chuyển giao quyền SHTT như vậy có thể chia ra như sau:

    Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về công nghệ

    Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về nhãn hiệu và nhượng quyền thương mại

    Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về bản quyền

Thực tế, tất cả hoặc một số trong ba loại hợp đồng trên thường là một phần trong một hợp đồng duy nhất vì trong việc chuyển giao trong lĩnh vực này gồm nhiều quyền có liên quan mà không chỉ là một loại quyền sở hữu trí tuệ. Trong các trường hợp khác, bạn cũng có thể hợp đồng chuyển giao quyền SHTT chéo như trong quá trình thâu tóm và sáp nhập, hoặc trong quá trình đàm phán liên doanh.

Tất cả các cơ chế tự thân hoặc kết hợp này sẽ tạo cho SME của bạn, là bên chuyển giao quyền SHTT hoặc bên được chuyển giao quyền SHTT nhiều khả năng để thực hiện công việc kinh doanh trong nước hoặc bất kỳ nơi nào khác. Vì là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và là bên chuyển giao quyền SHTT, SME của bạn có thể mở rộng kinh doanh sang ranh giới kinh doanh của các đối tác và đảm bảo một nguồn thu nhập bổ sung đều đặn. Vì là bên được chuyển giao quyền SHTT, SME của bạn có thể sản xuất, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối và tiếp thị các hàng hóa hoặc dịch vụ mà nếu không được chuyển giao quyền SHTT, SME của bạn sẽ bị ngăn cấm thực hiện.

Trong bối cảnh quốc tế, một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT chính thức chỉ có thể thực hiện nếu quyền sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp của bạn muốn chuyển giao quyền SHTT cũng được bảo hộ tại một nước hoặc các nước khác có liên quan đến doanh nghiệp. Nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ tại các nước đó thì không chỉ không thể chuyển giao quyền SHTT mà cũng không có quyền cấm người khác sử dụng quyền đó.

CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT VỀ CÔNG NGHỆ

Nếu SME của bạn quan tâm đến việc:

    Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc sản xuất một sản phẩm mới bằng cách sử dụng quyền do người khác sở hữu dưới dạng một patent, mẫu hữu ích hoặc bí quyết kỹ thuật được bảo hộ bởi bí mật kinh doanh thì việc có được các quyền đó thông qua một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về công nghệ có thể là một giải pháp hợp lý, hoặc

    Gia nhập thị trường hoặc mở rộng thị trường hiện có về một sản phẩm mà SME của bạn sở hữu các quyền đối với patent, mẫu hữu ích hoặc bí quyết kỹ thuật được bảo hộ bởi bí mật kinh doanh, thì việc cho phép người khác sử dụng sản phẩm hoặc quy trình của bạn thông qua một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về công nghệ có thể là một giải pháp hợp lý.

Thông qua hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về công nghệ, bên chuyển giao quyền SHTT cho phép bên được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ theo các điều khoản và điều kiện nhất định theo thỏa thuận. Do đó, đây là một hợp đồng tự nguyện giữa hai bên và bao gồm các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận.

LIÊN DOANH

Một liên doanh có thể bao gồm quan hệ kinh doanh bất kỳ bao gồm hai hay nhiều doanh nghiệp cùng góp các nguồn lực của mình nhằm mục tiêu thực hiện một mục đích kinh doanh chung. Thông thường, trong các hợp đồng như vậy, một bên sẽ đóng góp công nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật mà mình sở hữu và bên kia góp vốn và kỹ năng chuyên môn cho dự án. Do đó, việc liên doanh thường bao gồm một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT giữa các bên quy định việc sử dụng các thông tin độc quyền và khoản bồi thường cho việc sử dụng các thông tin đó.

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI HOẶC HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT VỀ NHÃN HIỆU

Nếu SME của bạn quan tâm đến việc:

    Marketing một sản phẩm hoặc dịch vụ và thương hiệu (nhãn hiệu) của sản phẩm do người khác sở hữu, hoặc

    Gia nhập hoặc mở rộng thị trường hiện có cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà SME của bạn là chủ sở hữu các quyền đối với nhãn hiệu,

bạn có thể xem xét một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT đối với nhãn hiệu hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Chức năng cơ bản của một nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác, do đó thường để xác định nguồn gốc và hàm ý chỉ dẫn chất lượng và danh tiếng. Chức năng này trong một chừng mực nào đó bị tổn hại nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển giao quyền SHTT. Do đó, thường được quy định bởi luật hoặc yêu cầu của hợp đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu nên duy trì mối quan hệ mật thiết với bên được chuyển giao quyền SHTT để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng vẫn được duy trì làm cho người tiêu dùng không bị lừa dối.

Thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật nhất định hoặc các kỹ năng khác đã có được danh tiếng cùng với việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ (bên nhượng quyền) có thể kết hợp với một doanh nghiệp khác (bên nhận quyền – franchisee) là bên sẽ đưa kỹ năng của họ hoặc nguồn tài chính nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Bên nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng, thông qua việc cung cấp các kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, bên nhận quyền sẽ duy trì chất lượng và các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ thường yêu cầu các đặc trưng được tiêu chuẩn hóa nhất định như cách thức trang trí thương mại thống nhất.

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT VỀ BẢN QUYỀN

Nếu SME của bạn quan tâm tới việc:

    Sản xuất, phân phối hoặc marketing các tác phẩm văn học và nghệ thuật của các tác giả, hoặc

    Gia nhập thị trường hoặc mở rộng thị trường các tác phẩm văn học và nghệ thuật hiện có của doanh nghiệp

bạn có thể cân nhắc một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT về bản quyền. Nhiều tác giả cảm thấy khó khăn trong việc quản lý các quyền của mình và họ thành lập các tổ chức quản lý tập thể đại diện cho các tác giả và quản lý các quyền cho họ. Nếu bạn mong muốn có được các quyền này, bạn có thể tự mình tới tổ chức quản lý tập thể tương ứng được trao quyền chuyển giao quyền SHTT về bản quyền của các hội viên.

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia (NTTC)

Trang web: http://www.nttc.edu

NTTC chuyên về các nghiên cứu và kinh doanh của Hoa Kỳ nhưng  cũng cung cấp các mẹo về cách thức tiếp cận công nghệ chưa được ứng dụng.

Intellectual Property Technology Exchange, Inc.

Trang web: http://www.techex.com

TechEx là một tập đoàn tư nhân được thành lập năm 1999 cung cấp các dịch vụ mua bán trên Internet các công nghệ mới xuất hiện trong lĩnh vực hóa sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là một hệ thống dành cho các thành viên và chỉ giới hạn cho những người sử dụng được chấp nhận như các chuyên gia chuyển giao quyền SHTT và các nhà tư bản mạo hiểm.

Technology New Zealand

Trang web: http://www.technz.co.nz/business/license/praclic.htm

Mục tiêu của trang web này là nhằm tập hợp các nguồn trợ giúp và hướng dẫn kỹ thuật sẵn có trên Internet và đặc biệt là cung cấp các hướng dẫn trong đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền SHTT.

Hội thảo Chuyển giao quyền SHTT quyền sở hữu trí tuệ của trường đại học Luật Dayton

Trang web: http://www.udayton.edu/~lawtech/cle99iplic.htm 

Trang web này cung cấp các tài liệu về nhiều khía cạnh của chuyển giao quyền SHTT.
 

 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Bài thuộc chuyên đề: Sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Các SME cần phải làm gì để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ?
  • Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý có lợi như thế nào đối với các SME?
  • Phụ lục: Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế giảm
  • Thu hơn 15 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc năm 2008
  • Austdoor không vi phạm kiểu dáng công nghiệp
  • Doanh nghiệp Việt Nam chậm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc
  • Câu hỏi 1 :Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%