Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp dụng bình ổn giá khi hàng hóa thiết yếu tăng giá bất hợp lý

Từ 1/10/2010, khi hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố các biện pháp nhằm bình ổn giá theo quy định mới tại Thông tư số 122/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành.

Sữa là một trong những mặt hàng được áp dụng biện pháp bình ổn giá

Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá

Theo quy định mới này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường, xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau:

Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận….), không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Còn trường hợp khác là khi giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá.

Trường hợp nữa là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.

Tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 13/11/2008, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá là: xi măng, thép xây dựng, phân bón, sữa, muối, một số loại thuốc thú y... chỉ được áp dụng biện pháp bình ổn giá khi trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15-20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

Hay cũng là giá tăng hoặc giảm không hợp lý nhưng do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

Các biện pháp bình ổn giá

Về thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá, khi giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường theo quy định tại Thông tư này, Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá cụ thể như: các biện pháp để điều hành cung - cầu về hàng hóa, dịch vụ (giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và xuất nhập khẩu, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các thời điểm trong năm,...); mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia thuộc hệ thống dự trữ Nhà nước; kiểm soát hàng hóa tồn kho của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; các chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp theo quy định của pháp luật.

Nếu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ được quyết định các biện pháp bình ổn giá theo quy định là: quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định mức giá mua, giá bán cụ thể; kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá….

Tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định.

Tăng giá hàng hóa bất hợp lý sẽ bị thu phần chênh lệch

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính còn có thẩm quyền quyết định sử dụng các biện pháp về kinh tế, hành chính khác nhằm thực hiện bình ổn giá như quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý và yêu cầu thực hiện mức giá trước khi có biến động bất thường; phạt cảnh cáo, phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; thu phần chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước.

Cùng với các biện pháp trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật về giá.

 Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá gồm: vật liệu nổ công nghiệp; dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng biển do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành; dịch vụ tại cảng hàng không sân bay theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng hàng không do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành; Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; Cước vận tải bằng ô tô; Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ // Thông tư 122/2010/TT-BTC)

  • Lương thử việc ít nhất bằng 70% lương cấp bậc
  • Tuyệt chiêu “hất cẳng” cổ đông của chủ tịch HĐQT
  • Xe đạp Trung Quốc nghi dán mác Việt Nam: Gấp rút xác minh loại nhãn hiệu đang bị giả
  • Thu hồi hai dự án thủy điện Tà Lương và Thượng Lộ
  • Cơ quan công quyền có nên xử tranh chấp người tiêu dùng?
  • 19 ngành nghề không được hoạt động trong khu dân cư
  • “Rùa độc” tràn ra thị trường
  • Cách tính thuế đối với các hợp tác xã vận tải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%