Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xe đạp Trung Quốc nghi dán mác Việt Nam: Gấp rút xác minh loại nhãn hiệu đang bị giả

Xe đạp Trung Quốc có thể đang được chuyển bất hợp pháp vào Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường EU gây hại cho ngành xe đạp trong việc phát triển thị trường. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Xe đạp, xe máy, ôtô ông Nguyễn Anh Tuấn, trước hết cần phải xác định rõ, nhãn hiệu nào bị giả, đấy là việc liên quan đến sở hữu trí tuệ, nên giải quyết theo luật pháp.

Xe đạp Việt Nam bị lợi dụng?

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, có thể một số doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc đã lợi dụng việc Việt Nam không phải chịu thuế bán chống phá giá để chuyển bất hợp pháp xe đạp vào Việt Nam, hưởng lợi.

Ngày 15-7-2010, EU thông báo bãi bỏ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với xe đạp của Việt Nam trong khi vẫn tiếp tục áp dụng thuế này với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc (mức thuế CBPG trung bình đối với xe đạp Trung Quốc 48,5%). Nhưng lợi thế cũng có thể biến thành hạn chế khi ngành xe đạp Việt Nam không ngăn việc chuyển bất hợp pháp xe đạp từ nước khác vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi EU nhằm hưởng chênh lệch thuế chống bán phá giá.

Hiện có ba hình thức chuyển bất hợp pháp mặt hàng xe đạp vào Việt Nam. Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam để hưởng mức thuế nhập khẩu thấp; nhập khẩu xe đạp nguyên chiếc vào Việt Nam, gắn nhãn mác “Made in Vietnam” và xin giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam; đầu tư nhà máy, nhập khẩu linh kiện của nước ngoài và lắp ráp tại Việt Nam.

Còn nhớ, trước đấy, vào tháng 2, ngành chè Việt Nam cũng bị điêu đứng vì chè Trung Quốc đi vào Đài Loan qua ngã Việt Nam, sau khi được đóng nhãn lại là chè Việt Nam. Đài Loan đã phát giác việc này làm giảm thương hiệu chè Việt Nam.
 
Gây hại ngành xe đạp Việt Nam

Theo khẳng định của bà Trần Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ VCCI, hiện nay đang xuất hiện nhiều trường hợp sửa chữa chứng từ, bao gồm sửa chữa trên hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan hàng hóa. Hiện tượng xe đạp Trung Quốc giả nhãn mác xe Việt Nam để từ đó đưa sang các thị trường khác được coi là một trong những phương thức gian lận thương mại đang diễn ra trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hiện nay.

Theo quy định của hải quan EU, khi phát hiện ra những trường hợp gian lận thương mại trong chuyển tải, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách “đen” các nhà chuyển tải bất hợp pháp. Như thế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tìm kiếm thị trường, không thể ký kết các hợp đồng.  Các sản phẩm bị gian lận C/O mất khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu.

Biện pháp hiện nay là tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, giữa doanh nghiệp với Bộ Công thương, Bộ Khoa học - Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng tăng cường công tác  thu thập, phân tích thông tin để kịp thời phát hiện và triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn những dấu hiệu gian lận. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan.

Theo ông Lê Anh Tuấn, ngành xe đạp Việt Nam chỉ mới thoát khỏi chống bán phá giá cách đây chưa lâu, bản thân số lượng xe đạp xuất khẩu cũng đã ít, nếu bị lợi dụng thì sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, gấp rút xác minh loại nhãn hiệu xe đạp nào đang được làm giả. Các doanh nghiệp hỗ trợ cho hiệp hội trong việc tìm ra nhãn hiệu giả này.

Việc giả nhãn hiệu còn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy, ngành xe đạp phải có những biện pháp để ngăn chặn kịp thời.

(Báo Đại đoàn kết)

  • Thu hồi hai dự án thủy điện Tà Lương và Thượng Lộ
  • Cơ quan công quyền có nên xử tranh chấp người tiêu dùng?
  • 19 ngành nghề không được hoạt động trong khu dân cư
  • “Rùa độc” tràn ra thị trường
  • Cách tính thuế đối với các hợp tác xã vận tải
  • Nhà thầu không được phép ủy quyền để tham gia dự thầu
  • Đồng Nai : 2 "đại gia" cà phê vỡ nợ
  • Nhiều DN dược vi phạm quy định về giá thuốc bị xử lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%