Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ sở lưu trú có hạng ở Đà Lạt hoảng hốt vì văn bản… lạ

Tất cả các cơ sở dịch vụ này đều phải lập đề án bảo vệ môi trường. Ảnh: Đại Phong
Hàng chục cơ sở lưu trú ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) chạy đôn chạy đáo vì văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc lập đề án bảo vệ môi trường.
 
Ngày 20/10/2009, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Lạt đã ban hành Văn bản số 428/TN&MT yêu cầu, các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, dưới 100 phòng, đang hoạt động trên địa bàn mà chưa có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, thì phải lập đề án bảo vệ môi trường và nộp về Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố trước ngày 31/11/2009; nếu không sẽ bị xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động.

Ông Tăng Thanh Hải, Giám đốc điều hành Khách sạn Tân Thanh (17 Lê Đại Hành, phường 3, TP. Đà Lạt) cho biết, ngay sau khi nhận được văn bản nêu trên, ông đã trực tiếp liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Lạt để được giải thích, hướng dẫn. Tuy nhiên, nhân viên của Phòng lại hướng dẫn ông Hải đến một trung tâm tư vấn là Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Công nghệ môi trường Đô thị xanh (có trụ sở trên đường Sương Nguyệt Ánh, phường 9, TP. Đà Lạt).

Tại trung tâm tư vấn nêu trên, ông Hải tá hỏa khi nghe báo giá 25-30 triệu đồng cho mỗi đề án. Nhân viên tư vấn còn tiết lộ, đơn vị này phải chi rất nhiều khoản, nên mỗi đề án chỉ lời từ 500.000 đồng đến 3,5 triệu đồng. 

Theo một số chủ khách sạn khác trên địa bàn Thành phố, họ cũng được nhân viên của Phòng Tài nguyên và Môi trường Đà Lạt hướng dẫn tới đơn vị tư vấn nói trên để thuê lập đề án bảo vệ môi trường. Nhiều người trong số đó đã bấm bụng chi 24-25 triệu đồng, vì lo ngại, Lễ hội hoa Đà Lạt 2009 và Tết đang đến gần, nếu bị phạt và thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định của Văn bản 428 thì chỉ có nước bán cả khách sạn để trả nợ ngân hàng.

“Nếu chiếu theo Thông tư số 88 của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, thì tổng số khách sạn đạt hạng sao ở TP. Đà Lạt lên tới trên 500 khách sạn. Với chi phí thuê lập đề án bảo vệ môi trường như vậy, nhân dân TP. Đà Lạt phải mất khoảng 15 tỷ đồng cho bên tư vấn”, ông Hải tính toán.

Theo đơn kiến nghị gửi Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt, các sở, ngành liên quan, ông Chéanh Beaupha, chủ khách sạn Tân Thanh đề nghị, để giảm chi phí cho người dân cũng như doanh nghiệp, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, gây hoang mang cho quần chúng, làm mất ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường, thì ngành chức năng nên nghiên cứu đưa ra mẫu đề án bảo vệ môi trường để doanh nghiệp điền vào và tự chịu trách nhiệm, tránh trường hợp doanh nghiệp phải thuê tư vấn viết đề án gây lãng phí như hiện nay.

Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng Nguyễn Vĩnh Phúc cho biết, qua điện thoại, ông đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về sự việc nêu trên. Hiệp hội đang tập hợp đơn phản ánh của các đơn vị để có cơ sở làm văn bản kiến nghị lên cấp trên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Lợi, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Lạt thừa nhận, Văn bản số 428, do Phó trưởng phòng này ký phát hành, có một số điểm chưa hợp lý.

 “Với vai trò thủ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”, ông Lợi nói và cho biết, theo Nghị Định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 và Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008, quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải làm đề án bảo vệ môi trường, chứ không phải chỉ riêng các cơ sở lưu trú đạt hạng sao. Thời hạn hoàn thành các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường chậm nhất là ngày 31/12/2009, không phải là ngày 31/11 như thông báo của Văn bản 428.

Về việc lập đề án bảo vệ môi trường, theo ông Lợi, các cơ sở có thể tự làm hay thuê tư vấn. Hiện trên địa bàn TP. Đà Lạt có nhiều đơn vị nhận làm dịch vụ này, với mức giá do đôi bên thỏa thuận. Đối với việc nhân viên của đơn vị không hướng dẫn các doanh nghiệp lập đề án bảo vệ môi trường theo phụ lục 3 và 4 của Thông tư 04 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mà đều chỉ dẫn họ đến một đơn vị tư vấn duy nhất, ông Lợi cho biết, sẽ yêu cầu nhân viên tường trình rõ vụ việc, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm.

Ông Lợi còn cho biết, Phòng Tài nguyên và Môi trường Đà Lạt đã phát hành thông báo mới thay thế Văn bản số 428/TN&MT. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trước ngày 1/7/2006 mà chưa có quyết định phê duyệt báo cáo tác động môi trường, hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, thì từ nay đến hết ngày 31/12/2009, đến Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Lạt để được hướng dẫn thủ tục lập đề án bảo vệ môi trường theo luật định.

(Theo Đại Phong // Báo đầu tư)

  • Cuối năm: Tình hình tranh chấp lao động “nóng” lên
  • Hàng giả, hàng nhái tập trung ở các thành phố lớn
  • Thủ tục hải quan điện tử : Cần sự phối hợp từ nhiều phía
  • Rà soát TTHC lĩnh vực xuất bản phẩm : Làm rõ các điều kiện
  • Tháo gỡ nút thắt hành chính
  • Thuế nhà đất: Muôn nẻo thất thoát
  • Cấm sang chiết, kinh doanh khí hóa lỏng trái phép
  • Công ty cổ phần Chế biến hạt điều Lạc Long Quân: Thuê rồi bán luôn hơn 4.300m² đất công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%