Tòa án Nhân dân quận 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã thụ lý 2 vụ kiện của 2 hộ dân Trần Thị Mai Liên và Lê Thị Huệ (ở ấp Cây Bàng, phường Thủ Thiêm) đòi công ty Obayashi, Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại khi công ty Obayashi tiến hành thi công hầm dẫn Thủ Thiêm, thuộc dự án đại lộ Đông Tây, đã làm sụt, lún và sập nhà ở của họ.
Tòa án Nhân dân quận 2 vừa tuyên án, buộc công ty Obayashi phải đền bù 103 triệu đồng, bao gồm giá trị nhà, tiền thuê nhà trong vòng 2 năm khi bà Liên buộc chuyển đi chỗ khác và thuê trọ để đảm bảo tính mạng, tài sản và chi phí giám định thiệt hại.
Nhà ở của bà Trần Thị Mai Liên nằm sát rạch Ông Cậy, là kênh mà từ năm 2005 công ty Obayashi tiến hành nạo vét, ngăn dòng chảy để thi công hầm dẫn Thủ Thiêm.
Hệ quả của việc thi công này là làm đổi hướng dòng kênh, gây hiện tượng lún, sụt, nứt tường đối với những nhà nằm sát bờ kênh.
Khi xảy ra các sự cố trên, một số hộ dân, trong đó có hộ bà Liên đã làm đơn gửi công ty Obayashi, yêu cầu công ty này khắc phục hậu quả.
Theo bà Lê Thị Huệ, một hộ dân cũng khiếu kiện công ty Obayashi, phía công ty Obayashi đã cử kỹ sư đến để khắc phục, nhưng chỉ là đưa một ít ximăng và cát nhằm trám các chỗ nứt trên tường; nhưng vì nền nhà sụp lún nghiêm trọng nên việc “khắc phục” kiểu này của công ty Obayashi không thực hiện được.
Trước tình hình trên, nhiều hộ đã phải dọn đi nơi khác. Riêng hộ bà Liên đã phải ở thuê 2 năm liền với giá thuê nhà 48 triệu đồng.
Cũng theo bà Huệ, người dân chưa hề nhận được một đồng nào từ tiền đền bù của công ty Obayashi, trong khi lãnh đạo công ty này cho biết, phía công ty đã “dàn xếp” tiền đền bù thiệt hại cho các hộ từ năm 2006.
Theo diễn biến phiên xét xử trước ngày tuyên án, theo ông Nguyễn Đỗ - đại diện phía công ty Obayashi, công ty đã 2 lần tiến hành giám định nhà ở của các hộ dân nằm sát bờ kênh.
Vào thời điểm trước khi thi công, nhà của bà Liên không hư hại gì. Nhưng bản giám định lần thứ 2 (được tiến hành khi xuất hiện khiếu nại của người dân), đã xác nhận, nhà của bà Liên đã bị sụp lún và một trong những nguyên nhân là do việc thi công hầm dẫn Thủ Thiêm.
Tại bản giám định của Viện khoa học và phát triển công nghệ Địa chất - Nền móng - Xây dựng công trình do chính bà Liên mời và trả tiền để giám định cũng đã xác nhận thực trạng và nguyên nhân như trên đối với căn nhà của bà.
Tại phiên tòa, bà Liên đã nâng giá yêu cầu bồi thường từ 120 triệu đồng lên 139 triệu đồng. Tuy nhiên công ty Obayashi đã không đồng ý bồi thường mà chỉ hỗ trợ 5 triệu đồng cho bà Liên. Lý do mà ông Nguyễn Đỗ đưa ra là nhà của bà Liên nằm trong dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, Nhà nước đã đền bù về đất và nhà ở cho bà. Bà không thể đòi công ty Obayashi bồi thường; rằng dự án đại lộ Đông Tây (mà công ty Obayashi đặc trách thi công phần hầm dẫn cầu Thủ Thiêm) với dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là khác nhau.
Được biết, việc công ty Obayashi thi công hầm dẫn Thủ Thiêm không chỉ ảnh hưởng đến 16 hộ dân (có đơn khiếu nại lúc đầu) tại ấp Cây Bàng, phường Thủ Thiêm mà trên thực tế, sẽ còn nhiều hơn.
Đã nhiều hộ dân phải chấp nhận giá hỗ trợ từ phía công ty Obayashi và cũng không ít hộ không thể đâm đơn ra tòa vì chi phí giám định thiệt hại quá cao.
Vào ngày 31/7, Tòa án Nhân dân quận 2 sẽ xét xử vụ kiện của bà Lê Thị Huệ, cũng là hộ dân ấp Cây Bàng, phường Thủ Thiêm đối với công ty Obayashi cùng vấn đề liên quan./.
Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.Cả hai đã bị miễn nhiệm chức vụ từ 28/7.
Sáng nay 29/7, Công an Thái Nguyên đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Xuân Hộ (tức Lê Xuân Động), về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.
Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, có 61% nhà - đất công trên địa bàn bị sử dụng sai mục đích. Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội, cho rằng, nếu con số này là chính xác thì việc quản lý, sử dụng đất tại các tập đoàn, tổng công ty trên địa bàn TP HCM là “lãng phí ghê gớm”.
Trong đợt kiểm tra ngẫu nhiên một số kho lạnh trên địa bàn thành phố, Thanh tra Chi Cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng trăm tấn thực phẩm quá hạn sử dụng được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam (Vinafood) có trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương.
Đó là kiến nghị mới nhất của sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) với UBND TP.HCM. Theo đó, sở TN&MT đề nghị thành phố truy thu tiền thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao nhưng cho thuê lại làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; trường hợp tổ chức cho thuê lại nhà, đất trái luật; sở Tài chính chủ trì cùng cục Thuế thành phố, sở TN&MT nghiên cứu truy thu phần tiền chênh lệch, nộp vào ngân sách Nhà nước và buộc các tổ chức này phải thuê lại đất với mức giá mà họ đã cho thuê.
Buổi làm việc của đoàn giám sát đại biểu quốc hội với sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT), ban chỉ đạo 09 (ban chỉ đạo sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước TP.HCM) ngày 14.7 đã trở nên ấn tượng khi: diện tích sử dụng đất của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn nhiều trường hợp với diện tích không nhỏ sử dụng sai mục đích, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào khả quan đề ngăn chặn tình trạng này
Theo dự toán ngân sách (NS) TƯ năm 2009, khoản chi để phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh và quản lý hành chính sự nghiệp là 160.231 tỷ đồng. Trong số này, khoảng 20% (tương ứng 32.000 tỷ đồng) được chi mua sắm công (MSC). Trên thực tế, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động MSC đã xảy ra dưới nhiều hình thức, vì thế ngành chức năng cần phải siết chặt hoạt động này...
Ngày 16-7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết sẽ tổ chức kiểm toán đợt 3 từ tháng 7 đến tháng 9-2009 và đợt 4 từ tháng 9 đến tháng 11-2009 với 77 đơn vị thuộc 5 lĩnh vực đã phê duyệt.
hoảng 13 giờ ngày 14-7, tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn (quận 1, TPHCM), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công an TPHCM bắt quả tang 6 đối tượng người nước ngoài (đa phần là nam giới) nằm trong băng nhóm chuyên dàn cảnh để trộm tiền của những người vừa giao dịch từ ngân hàng có sử dụng ô tô. Danh tính các đối tượng chưa được tiết lộ.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)