Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị xử lý 14 doanh nghiệp gian lận thuế nhập khẩu ôtô

Ảnh minh họa.

Bộ Công an vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng đồng thời xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vụ việc 14 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Cụ thể, Bộ Công an cho biết, trong giai đoạn 2004 - 2005, sau khi làm thủ tục nhập khẩu ôtô cơ quan Hải quan đã phát hiện 14 doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan. Vì vậy, cơ quan Hải quan đã tiến hành bác bỏ giá khai báo thuế của các doanh nghiệp nhập khẩu, xác định lại giá tính thuế để ra các quyết định điều chỉnh thuế, chênh lệch giá và thu thuế bổ sung.

Sau khi tiến hành điều tra, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) đã xác định rõ 14 doanh nghiệp đều có sai phạm như: Không trực tiếp thỏa thuận mua ôtô với đối tác bán hàng nước ngoài mà chỉ sử dụng pháp nhân ký hợp đồng ngoại thương; làm thủ tục giấy tờ nhập khẩu cho một số đối tượng môi giới, buôn bán ôtô trong nước để hưởng phí dịch vụ; có hành vi gian dối như sử dụng hồ sơ chứng từ giả có giá thấp hơn giá thị trường để khai báo, tính, nộp thuế, vi phạm quy định của luật quản lý thuế, có dấu hiệu của tội trốn thuế.

Với các kết quả điều tra có được, Bộ Công an cho rằng việc áp dụng mức giá tính thuế nhập khẩu theo Thông báo số 4545/TB-TCHQ ngày 28/9/2006 của Tổng cục Hải quan để xác định hậu quả thiệt hại để xử lý bằng biện pháp hình sự là chưa đủ căn cứ.

Qua văn phòng Interpol Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị xác minh giá của 233 xe ôtô do 14 doanh nghiệp thực tế mua tại nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay Interpol Việt Nam mới chỉ xác minh được giá mua và giá bán thực tế của 20 xe ôtô và 1 xe môtô do một công ty thương mại tại Hà Nội mua từ Hồng Kông. Kết quả xác minh cho thấy giá xe thực mua đều cao hơn giá mà doanh nghiệp này khai báo để tính thuế và các chênh lệch dẫn đến số thuế đã trốn đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Tuy nhiên, Bộ Công an cho rằng, trong khi việc xác minh giá xe mua và bán thực tế của 13 doanh nghiệp còn lại vẫn gặp khó khăn và chưa kết thúc thì nếu chỉ xử lý hình sự (khởi tố điều tra) đối với doanh nghiệp này sẽ là không triệt để và không phù hợp với mặt bằng chung trong xử lý đối với các doanh nghiệp có cùng sai phạm, dễ phát sinh khiếu kiện.

Do vậy, các Bộ Công an, Tài chính và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đi đến thống nhất đề nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý theo hai hướng:

Một là, đối với 13 doanh nghiệp chưa có kết quả xác minh của Interpol về giá, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là, đối với trường hợp 20 xe ôtô và 1 xe môtô do một công ty thương mại tại Hà Nội nhập khẩu đã có đủ dấu hiệu của tội trốn lậu thuế, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan căn cứ hồ sơ nhập khẩu và kết quả xác minh giá xe của Văn phòng Interpol xác định trị giá trốn thuế, ra quyết định truy thu thuế, không áp dụng phạt tiền về hành vi trốn thuế. Nếu doanh nghiệp chấp hành nộp đủ số thuế truy thu sẽ được xem xét miễn xử lý hình sự.

Toàn bộ hồ sơ về 14 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô kể trên được chuyển sang Tổng cục Hải quan để xử lý.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%