Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : Nguy cơ chậm tiến độ

TCty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN (Vidifi) là đơn vị được giao thực hiện Dự án trọng điểm nhà nước đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng chiều dài 105,5 km. Tuy vậy, DN này đang đứng trước nguy cơ mất trắng 550 tỉ đồng vì cho một Cty tài chính thua lỗ tới 3.000 tỉ đồng vay vốn. Tuyến đường cao tốc vốn đã bị chậm tiến độ lại càng chậm hơn.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang thi công

Vidifi là DN hình thành trên cơ sở góp vốn của bốn DN lớn, đó là Ngân hàng phát triển VN (VDB), Ngân hàng ngoại thương VN, TCty Vinaconex và Cty cổ phần đầu tư Sài Gòn. Mục tiêu chiến lược của Vidifi là dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được Chính phủ giao làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Ngoài ra, Vidifi còn đầu tư vào các dự án đầu tư bất động sản, tài chính khác.

Thiếu vốn vẫn có tiền cho vay

Trong bốn cổ đông của Vidifi, Ngân hàng phát triển VN là cổ đông lớn nhất, với số vốn góp tính đến năm 2010 là 2.550 tỉ đồng, chiếm 86% trong tổng số khoảng 2.965 tỉ đồng vốn điều lệ thực góp của các cổ đông. Đây là số vốn góp để thực hiện dự án trọng điểm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Dự án này do Tổng cục Đường bộ VN đảm nhiệm ký hợp đồng theo hình thức BOT, tiến độ theo dự kiến ban đầu là 43 tháng, tính từ tháng 10/2008. Đúng theo tiến độ, cao tốc này sẽ hoàn thành vào quý I/2012. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, dự án sẽ bị chậm tiến độ ít nhất khoảng 2 năm.

Đáng lưu ý hơn, trong lúc dự án trọng điểm này đang chậm tiến độ thì lãnh đạo Vidifi lại mang vốn của dự án đi cho vay không đúng chỗ. DN được cho vay chính là Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là DN vừa có những sai phạm để thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.

Mặc dù, Vidifi đã có văn bản đề nghị VDB chuyển tiền để thực hiện dự án với lý do rất cấp bách về vốn. Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6/2009, Vidifi đã ký 3 hợp đồng gửi tiền với Công ty cho thuê tài chính 2 với số tiền là 550 tỉ đồng với mức lãi suất 7,4% và 7,7%/năm. Các hợp đồng gửi tiền này đều do Phó Tổng giám đốc Phạm Văn Bổn ký, không có sự phê duyệt của HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông của TCty.

Được biết, trong năm 2009, kế hoạch sử dụng vốn của Vidifi là hơn 2300 tỉ đồng nhưng TCty này mới huy động được hơn 1.757 tỉ đồng, còn thiếu hơn 550 tỉ đồng vốn nữa mới đủ sử dụng theo kế hoạch. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì Vidifi vẫn có tiền cho Công ty cho thuê tài chính II vay. Điều đáng nói hơn, số tiền cho vay này lại là nguồn kinh phí để chi trả cho hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Nguy cơ mất vốn

Vidifi không ngờ được rằng, chỉ một thời gian ngắn sau khi gửi tiền cho Công ty cho thuê tài chính II, đối tác này đã được thông báo rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán. Theo kết quả kiểm toán, trong năm 2009, Công ty cho thuê tài chính II lỗ đến 3.000 tỉ đồng.

Đầu năm 2010, khi thấy nguy cơ không thu hồi được tiền gửi trở nên rõ ràng, Vidifi đã có nhiều văn bản đòi nợ trước thời hạn, gồm cả gốc và lãi. Nhưng, đến tháng 8/2010, Cty cho thuê tài chính II vẫn không thể trả nợ khi DN này và bộc lộ mình là “chúa chổm”. Chỉ riêng khoản nợ bảo hiểm xã hội của Cty cho thuê tài chính II đã lên tới khoảng 1.010 tỉ đồng. Vidifi phải “cầu cứu” Agribank cứu trợ cho Công ty cho thuê tài chính II với hi vọng lấy lại vốn nhưng không đạt kết quả.

Do không thu hồi được tiền để chi trả cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nên được biết, HĐQT Vidifi đã phải tính phương án đi vay tiền ngân sách để trả tiền giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc đã chậm tiến độ. Đồng thời, Vidifi cũng cầu cứu cả đến Ngân hàng phát triển VN, “mẹ” của Vidifi. Những cũng không may, Ngân hàng phát triển VN lại đang phải giải trình về những tố cao sai phạm tài chính.

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 13 vừa qua, Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga đã nêu vấn đề đặc biệt nghiêm trọng này trong câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, Ngân hàng phát triển VN (VDB) đã “rót” vốn vào thị trường bất động sản và tài chính thông qua Vidifi là không đúng “tôn chỉ” vì VDB (tiền thân là Quỹ hỗ trợ phát triển) được thành lập với sứ mệnh là “không vì lợi nhuận”. Bên cạnh đó, bà Nga cũng truy vấn trách nhiệm của Bộ Tài chính, yêu cầu Bộ trưởng đưa ra những giải pháp để chống thất thoát nguồn vốn nhà nước tại 2.445 dự án do VDB đang quản lý.

Việc Vidifi thu hồi lại số tiền đã trót gửi cho “chúa chổm” đang là vấn đề muôn vàn khó khăn. Vì thực tế, lãnh đạo của Cty cho thuê tài chính II đang bị khởi tố về những yếu kém trong quản lý tài chính, và cả những quyết định trái pháp luật.

Theo LS Vũ Hữu Thức – Đoàn LS Hà Nội, việc đại diện ban giám đốc các DN vượt quyền HĐQT hay đại hội đồng cổ đông cho vay tiền xảy ra không ít. Tuy nhiên, chỉ đến khi những khoản vay đó biến thành nợ khó đòi thì mới bị phát hiện. Đương nhiên, những người ký cho vay sẽ phải chịu hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, hậu quả lớn hơn là tuyến đường cao tốc bị chậm tiến độ thì cộng đồng sẽ là đối tượng phải gánh chịu. Chính vì vậy, việc làm cấp bách lúc này là các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc giúp thu hồi nợ cho Vidifi để hoàn thành dự án.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Những chiêu 'rút ruột' chủ hàng
  • Chống mỹ phẩm giả: Thuốc đã có nhưng phải "đủ liều"
  • Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế NK nhựa PVC
  • Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả
  • Sẽ cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản
  • Tịch thu tài sản người khác, dễ quá!
  • Tội phạm kinh tế, môi trường gia tăng
  • Hàng không đạt chuẩn vẫn bán ra thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%