Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết nhiều bất cập trong sử dụng hoá đơn

Trong những năm gần đây, việc vi phạm về hoá đơn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, ví dụ như việc lập hoá đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hoá đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hoá đơn, làm mất hoá đơn,…

Nghị định mới quy định trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn - Ảnh minh họa

Từ những bất cập trong thực tiễn đặt ra yêu cầu bức thiết xây dựng các thiết chế, quy định chặt chẽ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Cũng để người dân hiểu rõ chính sách hiện hành về vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu bài viết của Chuyên gia luật Phạm Thúy Hạnh, Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

Những nảy sinh từ thực tiễn

Thời gian qua, việc quản lý in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần phục vụ cho công tác quản lý thu thuế. Hóa đơn đã đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hoá, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân, làm cơ sở cho việc hạch toán, kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp và thanh quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Năm 2008 có gần 330.000 đơn vị sử dụng hoá đơn, tăng 1,77 lần so với năm 2003, với tổng số lượng hoá đơn sử dụng là 945,3 triệu số hoá đơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc sử dụng hoá đơn phát sinh nhiều vấn đề bất cập, chẳng hạn như có hoá đơn trên thực tế không bảo đảm tính hợp pháp của chứng từ theo pháp luật về kế toán; chưa có quy định về hoá đơn điện tử đối với các hoạt động giao dịch theo Luật Giao dịch điện tử, quy định về hoá đơn đối với hàng xuất khẩu chưa phù hợp với thực tế.

Trong những năm gần đây, việc vi phạm về hoá đơn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, ví dụ như việc lập hoá đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hoá đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hoá đơn, làm mất hoá đơn,…Việc in, phát hành, bán hoá đơn của các của các cơ quan thuế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, vẫn thiếu về chủng loại, hạn chế về số liên, khó mua được đủ số lượng.

Chính sách mới ra đời

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký tại cơ quan thuế, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Nghị định này quy định rất cụ thể về việc sử dụng hoá đơn như các trường hợp lập hoá đơn, trường hợp không phải lập hoá đơn, xử lý thu hồi hoá đơn đã lập, ủy nhiệm lập hoá đơn và việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng.

Như vậy, mục tiêu xuyên suốt của các quy định này là nhằm vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua hàng sử dụng hoá đơn thuận lợi, đúng pháp luật vừa ngăn ngừa tình trạng hợp thức hoá hàng hoá mua trôi nổi trên thị trường, hàng hoá nhập lậu, ghi khống hàng hoá mua, đặc biệt trong các công trình xây dựng cơ bản, bù đắp các khoản chi phí như giao dịch, tiếp khách không có hoá đơn,…

Tổ chức, cá nhân kinh doanh được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng 1 số điều kiện - Ảnh minh họa

... cho phép doanh nghiệp được tự in hoá đơn

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hoá đơn kể từ khi có mã số thuế.

Quy định này được sửa đổi so với quy định hiện hành theo hướng mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc in, sử dụng hoá đơn cho phù hợp với nhu cầu quản trị, kế toán và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp nếu đủ điều kiện còn được tự in và phát hành hoá đơn hoặc khởi tạo hoá đơn điện tử.

Đây là một trong những đổi mới tích cực của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó, cơ quan quản lý thuế đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra thực hiện.

Các quy định này cũng nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế thực hiện đổi mới phương thức quản lý hoá đơn vì từ ngày 1/1/2009 khi Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực, các hàng hoá, dịch vụ đầu vào sản xuất kinh doanh có giao dịch trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

(Theo Tin Chính phủ)

  • Những chiêu buôn người, thuốc phiện quái lạ
  • Xem xét khởi kiện vụ Vedan “đầu độc” sông Thị Vải
  • Những qui định mới trong lĩnh vực kinh doanh điện ảnh và nhập khẩu sản phẩm thép
  • Tranh chấp tiền sử dụng đất ở KĐT Phú Mỹ Hưng: Cứ Luật mà làm !
  • Dự án KĐTM quy mô 20ha trở lên: Chủ đầu tư phải có ít nhất 20% vốn
  • Dỡ bỏ 90% các dòng thuế trong năm 2010
  • Kiểm soát chặt chẽ khí thải xe môtô, gắn máy
  • Thay thế thủ tục hành chính : Mới dừng ở... phép cộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%