Ngoài ra, loại hình nhà ở này (gọi chung là nhà ở xã hội) được áp mức thuế suất thuế GTGT 5%. Đây là những thay đổi lớn về chính sách thuế trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN, được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) trong phiên họp thứ 25, khai mạc ngày 15-10, tại Hà Nội.
Lo ưu đãi không đến người thụ hưởng
Chính sách thuế nêu trong dự luật là sự hỗ trợ để khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội và người thuê, mua có cơ hội hưởng nhà giá thấp.
Tuy nhiên, e ngại không kiểm soát được giá bán, cho thuê khiến ưu đãi không đến được tay người thụ hưởng nên nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ QH gợi ý nên trợ giúp trực tiếp thay vì hỗ trợ thông qua ưu đãi thuế cho DN.
Luật Thuế GTGT hiện hành quy định thuế suất 0% chỉ áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; 5% dành cho sản phẩm là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và một số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có tính chất thiết yếu. Các hàng hóa còn lại, trong đó có nhà ở xã hội, đều chịu thuế suất 10%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn giữa phương án
miễn thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
hay hỗ trợ trực tiếp sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp.
Trong ảnh: Chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh - TPHCM
dành cho người thu nhập thấp. Ảnh: T.THẠNH
Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, học sinh- sinh viên... nhằm đẩy mạnh giải quyết an sinh xã hội mang tính dài hạn, khuyến khích DN đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Năm 2009, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, như miễn thuế TNDN, giảm 50% thuế GTGT, bố trí vốn trái phiếu Chính phủ, ưu tiên dành quỹ đất, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, ưu đãi tín dụng hoặc cấp bù lãi suất...
Song ông Ninh cho rằng các chính sách này chỉ áp dụng một năm, trong khi việc triển khai dự án yêu cầu vốn lớn, thời gian đầu tư, thu hồi vốn dài. Do đó, cần bổ sung các giải pháp ưu đãi thuế ổn định, dài hạn để thu hút nguồn vốn đầu tư, DN yên tâm tính toán, lựa chọn phương án tham gia.
Nên hỗ trợ trực tiếp người thuê, mua
“Chủ trương này là để tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà nhưng tôi băn khoăn là thiết kế thế nào để họ mua được?” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Hà Văn Hiền, bày tỏ.
Ông Hiền đặt vấn đề: Hỗ trợ DN về thuế suất nhưng ai, cấp nào là người quyết định giá bán, cho thuê? Nếu là DN quyết định thì tính khả thi không cao, nhất là trong điều kiện giá biến động hằng năm, chưa chắc người thụ hưởng đã được hỗ trợ. Vì thế, ông Hiền đề xuất nghiên cứu hướng hỗ trợ trực tiếp cho người mua.
“Vừa qua, có rất nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách thông qua các DN, song DN phần lớn vì mục đích lợi nhuận.
Trong khi việc kiểm soát lại lỏng lẻo nên chính sách hỗ trợ đến được người nghèo rất ít” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, bà Lê Thị Thu Ba, đồng tình. Bà Thu Ba đề xuất: “Lần sửa đổi này mục đích tốt nhưng không cẩn thận thì DN sẽ hưởng nhiều, người thụ hưởng chính sách lại không được gì. Phải có chính sách trực tiếp may ra mới phát huy hiệu quả”.
Bên cạnh đó, ông Hà Văn Hiền cho biết hiện đã có chính sách ưu đãi về đất đai cho DN xây nhà để sinh viên thuê và người thu nhập thấp mua.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích: Chính phủ quy định không được tính phần ưu đãi của Nhà nước vào giá bán nhà; giá cho thuê nhà cũng chỉ được tính đủ chi phí đầu tư, quản lý và do UBND cấp tỉnh thẩm định. Còn việc hỗ trợ trực tiếp rất khó khăn vì giá nhà trên thị trường lúc lên lúc xuống, khi đó sẽ không thực hiện được việc quản lý giá bán ra
Nâng trần thuế nhập khẩu thịt trâu, bò Cùng ngày, Chính phủ cũng đã trình Ủy ban Thường vụ QH việc sửa đổi biểu khung thuế xuất nhập khẩu ưu đãi.
|
(Theo Thái An // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com