Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian nan cuộc chiến với doanh nghiệp “ma”

Sự thoắt ẩn, thoắt hiện về nhân thân, sự tinh vi về thủ đoạn của những đối tượng chuyên thành lập doanh nghiệp (DN) ma, đang khiến cuộc đấu tranh với các DN này ngày càng khó khăn.

Kỳ III: Thuốc đặc trị cho doanh nghiệp ma

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 82.000 DN, mỗi ngày, tại Hà Nội, có hàng chục DN được thành lập mới. Quy định của Luật DN hiện hành là khi công dân nộp đủ hồ sơ, thì sở kế hoạch và đầu tư địa phương phải làm thủ tục cho ra đời DN mới và theo đó, ngành thuế cũng phải cấp mã số thuế kinh doanh. Việc thành lập DN hiện tại rất đơn giản, nên nhiều đối tượng đã và đang lợi dụng điều này để mưu lợi đen tối. 

Vấn đề đặt ra hiện nay là, làm sao để vừa hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất - kinh doanh, vừa ngăn chặn được hành vi vi phạm của các DN ma. Bà Vũ Thị Mai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, thời gian qua, xuất hiện nhiều DN ma hoạt động là do Luật DN mới quy định thủ tục thành lập hiện tại quá thông thoáng, trong đó không yêu cầu bản kê số vốn thực có của người thành lập. Trước đây, điều kiện thành lập DN phải có số vốn tối thiểu và phải chứng minh, đảm bảo qua tài sản, ký quỹ ở ngân hàng. Để hạn chế các DN ma hoạt động, cần phải thực hiện nhiều biện pháp quản lý hữu hiệu khác nhau.

Theo kinh nghiệm thực tiễn của ngành thuế, Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi bổ sung đã quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đã phần nào ngăn chặn được việc mua bán, giao dịch hàng hoá, vật tư khống, hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp. Thanh toán qua ngân hàng là việc mà các DN hoàn toàn áp dụng dễ dàng, giảm chi phí in ấn, giảm lượng tiền lưu thông và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu quy định việc bán hoá đơn lần đầu chỉ bán 1 quyển có 25 số, thay vì 50 số như hiện nay. 

Ông Nguyễn Đức Kiên, ủy viên chuyên trách ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình trạng thành lập DN ma để buôn bán hóa đơn GTGT là mặt tiêu cực khó tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc DN dễ dàng mua bán hoá đơn đỏ chứng tỏ công tác kiểm tra, hoàn thuế GTGT còn nhiều điểm chưa chặt chẽ và phù hợp với tình tình thực tế. Ngoài ra, việc giao dịch bằng tiền mặt ở Việt Nam quá phổ biến, trong khi thiếu những quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng, khiến việc quản lý càng trở nên khó khăn. Cần phải làm cho người dân và DN hiểu rằng, việc giao dịch qua ngân hàng là để phục vụ lý do an ninh và cũng là nghĩa vụ của họ với Nhà nước. 

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, ở các nước phát triển như châu Âu, nếu một người chỉ cần giao dịch từ 5.000 euro bằng tiền mặt, DN sẽ ngay lập tức báo cáo với cảnh sát và người thực hiện giao dịch sẽ bị tạm giữ để giải trình. Trước mắt, khi chưa sửa đổi được Luật, có thể điều chỉnh những việc này bằng các nghị định quy định giao dịch từ số tiền nhất định phải thông qua chuyển khoản. Trước đây, đã có nhiều ý kiến đề xuất việc này và kiến nghị mức giao dịch bắt buộc phải thực hiện qua chuyển khoản là từ 5 triệu đồng trở lên (đây là mức hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện nay). 

Một biện pháp có thể sẽ khiến các DN ma “bó tay”, đó là việc Tổng cục Thuế đang nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 89/NĐ-CP cho DN tự in hoá đơn. DN tự in hoá đơn, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm. 

Ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, chỉ cần làm tốt công tác hậu kiểm, thì sẽ hạn chế được DN ma. Đó chính là việc cần có lý lịch tư pháp cho DN và chủ DN để quản lý, hạn chế việc thuê người không có nghề nghiệp, xe ôm, đối tượng nghiện hút, tiền án tiền sự… làm giám đốc. Đồng thời, nếu cung cấp bản sao đăng ký kinh doanh cho chính quyền, công an địa phương, thì sẽ quản lý được hoạt động của các DN và các DN ma không có “đất” để hoành hành.

Hiện tại, Luật Lý lịch tư pháp đã được ban hành (có hiệu lực từ ngày 1/7/2010). Khi có hiệu lực cơ quan chức năng, nên tiến hành việc thẩm định lý lịch tư pháp từ khi DN đăng ký kinh doanh và nhân sự. Việc đó sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. DN có khi chỉ tồn tại trong nửa tháng, thậm chí một tuần sau khi DN đã nhận được hóa đơn GTGT. Nếu việc thẩm định lý lịch tư pháp làm sau, lúc đó có thể DN đã “bốc hơi” từ lâu. 

Ngoài ra, thời gian tới, ngành thuế cũng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hệ thống thuế điện tử. 

Tên DN, mã số thuế của các DN “đen” sẽ nằm trong hệ thống này. Khi đối chiếu nếu phát hiện ra cơ quan thuế sẽ không chấp nhận hoá đơn đó. Đặc biệt, việc thu thuế hướng tới hình thức qua nhiều kênh điện tử. DN chỉ cần kê khai, nộp tiền trên hệ thống điện tử; từ đây hệ thống sẽ tự động hạch toán, chuyển đến những nơi quyết toán thuế... Hiện cơ quan thuế đang sử dụng phần mềm phát hiện những hoá đơn bất hợp pháp của các DN bỏ trốn. Việc này đang tỏ ra khá hiệu quả, bởi nó sẽ hạn chế nguồn cầu của hoá đơn bất hợp pháp.

 

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư )

  • Quyền lợi của người tiêu dùng còn đang chờ luật
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh hay Luật Hành nghề y?
  • Gia Lai xét xử vụ án trốn tiền sử dụng đất lớn nhất từ trước tới nay
  • Chống in sách lậu: Bắt khó, xử lý... nhẹ
  • Huyện thu hàng tỷ đồng bằng giấy viết tay
  • Lê Hồng Bàng đã “tiêu” 371 tỷ đồng thu của khách hàng như thế nào?
  • Bàn giao con dấu Công ty CP Bông Bạch Tuyết
  • Công trình xây dựng vi phạm: Chủ nhà, nhà thầu đều bị phạt nặng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%