Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không đảm bảo mức vốn 3.000 tỉ đồng, ngân hàng sẽ bị mất tư cách pháp nhân

Các ngân hàng phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng vào cuối năm nay

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định theo danh mục cụ thể.

Với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 20 ngân hàng chưa tăng đủ số vốn quy định trên.

Ngày 10/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng nộp kế hoạch tăng vốn điều lệ, trong đó có đề cập những ngân hàng không đảm bảo mức vốn 3.000 tỉ đồng theo quy định sẽ bị mất tư cách pháp nhân.

NHNN cho biết chậm nhất ngày 30/6/2010, các ngân hàng phải trình NHNN hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn để đảm bảo mức vốn theo quy định hiện hành. Sau thời điểm này, ngân hàng không trình kế hoạch tăng vốn điều lệ sẽ tạm thời không được mở rộng mạng lưới hoạt động như lập công ty trực thuộc, sở giao dịch, chi nhánh, ATM… hoặc bổ sung nội dung hoạt động.

Đối với các ngân hàng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ theo quy định, định kỳ ngày mùng 5 hàng tháng phải có văn bản báo cáo việc thực hiện tăng vốn điều lệ về NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đối với ngân hàng cổ phần hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng không phải cổ phần.

Đặc biệt, các ngân hàng không trình NHNN kế hoạch tăng vốn điều lệ hoặc không được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn 3.000 tỉ đồng, chậm nhất ngày 30/9, các ngân hàng này phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình theo luật định bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể… trình NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sau đó sẽ được tổng hợp báo cáo lại cho NHNN. 

(Theo Thu Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%