Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khung pháp lý cho tập đoàn kinh tế sau 5 năm thí điểm

Theo Nghị định 101, công ty mẹ sẽ được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước. - tinkinhte.com
Theo Nghị định 101, công ty mẹ sẽ được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước.

Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2009.

Nghị định này đã được Chính phủ ban hành ngày 5/11/2009. Sau gần 5 năm thí điểm xây dựng mô hình Tập đoàn kinh tế, đây là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng của Chính phủ quy định về lĩnh vực này.

Cụ thể, theo Nghị định 101, công ty mẹ sẽ được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước, trừ các chức danh là chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng.

Đồng thời, công ty mẹ cũng được tự chủ quyết định đơn giá tiền lương theo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tiền lương.

Theo Nghị định 101, Chính phủ vẫn thống nhất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ như thông qua việc quyết định thành lập mới, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty; quyết định việc đầu tư, góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết theo thẩm quyền; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, thuê, cho thuê của công ty...

Nghị định này cũng quy định, không thành lập một cơ quan riêng để quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn mà vẫn sử dụng bộ máy quản lý hành chính của các Bộ; việc đầu tư ra ngoài ngành sang những lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… vẫn sẽ do Thủ tướng quyết định.

Ngoài ra, một số vấn đề khác về hoạt động và quản lý tập đoàn sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, để khuyến khích các tập đoàn phát triển, đồng thời nhằm mục đích nhà nước thực hiện được quyền sở hữu với tập đoàn.

Hiện Việt Nam có 9 tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động thí điểm, gồm: Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Than - Khoáng sản (Vinacomin), Dầu khí (PetroVietnam), Điện lực (EVN), Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Dệt May (Vinatex), Cao su (VRG), Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt) và mới đây nhất là Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)

(Theo Vneconomy)

  • Tiến thoái lưỡng nan
  • Vedan thừa nhận đã "giết" sông Thị Vải
  • Xây dựng luật: “Vất vả” từ soạn thảo đến thực hiện
  • Phạt tối đa 100 triệu đồng nếu vi phạm lĩnh vực năng lượng nguyên tử
  • Cần có Luật sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh
  • An Giang: Kỷ luật 9 cán bộ, đảng viên sai phạm trong mua, bán nền nhà vượt lũ
  • Cố ý gây thương tích hay giết người?
  • Nhiều mâu thuẫn và thiếu cơ sở khoa học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%