Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kẻ hốt vàng, người gom bạc lẻ

Dự án khu sân golf – thể dục thể thao và nhà ở An Phú (137,4ha), Q.2, TP.HCM do công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn (SDI) làm chủ đầu tư, được Chính phủ cho phép triển khai từ năm 2001, đến năm 2008 mới có quyết định bồi thường. Nhưng giá bồi thường lúc này lại áp theo phương án phê duyệt từ năm 2003, chỉ 150.000 – 200.000đ/m2.

Từ 50 căn biệt thự ban đầu, nay dự án được điều chỉnh lên tới 193 căn, kèm theo đó là hàng loạt nhà liên kế và chung cư cao tầng

Trái ngược với mức giá bồi thường thấp xuống, số biệt thự trong dự án được điều chỉnh tăng chóng mặt: từ 50 căn ban đầu lên tới 193 căn, kèm theo đó là hàng loạt nhà liên kế và chung cư cao tầng.

Con kiến đi kiện củ khoai…

Gia đình ông Đặng Hoài Ký có trên 1.000m2 đất thuộc dự án bị thu hồi. Sau nhiều năm ngậm ngùi ôm đất chờ giải toả, năm 2008 gia đình ông nhận được quyết định bồi thường, hỗ trợ của UBND quận 2. Tuy nhiên, cả gia đình ông choáng váng khi nhìn thấy giá tiền đền bù chỉ có 151 triệu cho trên 1.000m2 (150.000đ/m2) được ghi rành rõ trong quyết định. Đọc kỹ hơn, giá này căn cứ theo đơn giá được phê duyệt từ năm 2003! “Thử hỏi với bảy nhân khẩu, gia đình tôi sống ra sao với số tiền như thế” – ông Kỳ bức xúc. Tương tự, gia đình ông Đỗ Văn Dậu có 1.015m2 đất cũng chỉ được bồi thường ở mức 308 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của Sài Gòn Tiếp Thị, giá bồi thường dự án công ích (làm đường) tại khu vực quận 2 hiện nay cũng đã lên tới 1,5 triệu đồng/m2 đất nông nghiệp; còn nếu bồi thường theo giá thị trường cũng phải từ trên 20 triệu đồng/m2.

Trong đơn khiếu nại, nhiều hộ dân có chung bức xúc: “Giá đền bù và giá cả thị trường trong gần chín năm qua thay đổi chóng mặt, nhưng UBND quận 2 cùng chủ đầu tư vẫn đền bù theo khung giá cũ, bỏ qua các quy định mới của Nhà nước”. Cái lý của người dân đưa ra: Đây là dự án nhằm mục đích kinh doanh thu lợi từ các dịch vụ thể thao cao cấp, xây biệt thự cho thuê, phân lô bán nền mà lại áp giá đền bù cho đất thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…, là hết sức phí lý.

Tại điều 8 của bản chấp thuận đầu tư (do sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 7.12.2000) ghi rõ: công ty SDI phải thông qua chính quyền địa phương để đền bù cho dân theo thoả thuận. Trong khi ấy, SDI lại cho rằng trách nhiệm của chủ đầu tư là cung cấp tài chính, còn việc giải toả đền bù đã được UBND thành phố giao cho địa phương! Người dân phản ánh trong gần chín năm qua, chỉ có một cuộc họp duy nhất giữa ban Bồi thường giải phóng mặt bằng với dân, không hề có một cuộc thương lượng, thoả thuận nào.

“Phình” diện tích biệt thự

50 là số biệt thự ban đầu mà chủ đầu tư được UBND TP.HCM cho phép xây dựng tại công văn số 329, tháng 1.1999. Quyết định số 4530 ngày 12.7.2000 của thành phố cũng nói rõ hơn vấn đề này: chủ đầu tư – công ty SDI – được xây dựng khu biệt thự 50 căn và không cao quá 3 tầng (12m), mật độ xây dựng tối đa 30%.

Về phía trung ương, ngày 12.1.2001, tại quyết định 57, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND TP.HCM có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng đất, kiến trúc xây dựng và bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành.

Tuy nhiên, sau đó, vì lý do: “chỉ tiêu xây 50 căn biệt thự trên phần đất đã giao 22ha như dự kiến ban đầu sẽ gây nên một sự lãng phí tài nguyên rất lớn, chi phí xây dựng cao, chắc chắn sẽ giảm sức cầu, gây ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án…” nên SDI đã có công văn đề nghị UBND thành phố cho điều chỉnh số lượng biệt thự trong dự án từ 50 căn lên thành 100 căn (tháng 5.2001), rồi sau đó là lên 193 căn biệt thự và căn hộ liên kế vườn cao cấp (tháng 4.2006).

Không bao lâu sau, tháng 5.2006, SDI tiếp tục ra công văn “đề xuất” cơ quan chức năng TP.HCM điều chỉnh quy hoạch nhằm “chi tiết hoá” phần bất động sản tại khu dự án 22ha. Cụ thể, thay vì 193 căn biệt thự như đề xuất, công ty rút lại còn 164 căn (diện tích từ 600 – 2.000m2/căn, 1 – 2 tầng), nhưng “cụ thể hoá” số nhà liên kế sân vườn lên 29 căn (200m2/căn, 3 tầng) một khu căn hộ cao tầng (132 căn)...

Đến tháng 4.2007, kiến nghị này đã được sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM trình UBND thành phố xem xét và ngày 8.1.2008, văn phòng HĐND và UBND thành phố ra thông báo chấp thuận phương án đề xuất điều chỉnh của sở, cho phép SDI điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và quy mô dân số tại khu 22ha nêu trên…

( Theo Tùng Quang // SGTT Online)

  • Nâng mức phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trẻ em
  • Thiếu chế tài xử phạt
  • Doanh nghiệp vận tải phản ánh thiệt hại từ việc thu phí không đúng
  • Công ty Sữa Hà Nội bị phạt tiền vì gây ô nhiễm
  • Mauri La Ngà tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
  • Bất hợp lý trong việc gia hạn chứng chỉ hành nghề
  • Phát hiện dấu hiệu vi phạm trong xuất khẩu cát
  • Jetstar Pacific phải bồi thường cho hành khách khiếm thính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%