Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu chế tài xử phạt

Cần phải có hệ thống chế tài với nhiều hình thức xử phạt linh hoạt, nhằm giảm thiểu các vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại Hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật An toàn thực phẩm do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thẳng thắn nói: “Tôi đã nghiên cứu luật về an toàn thực phẩm của hơn 40 nước, nhưng chẳng có luật nào lại không có chế tài xử phạt cả... Thế nhưng, trong Dự thảo này không hề có quy định về chế tài xử phạt”.

Cũng theo ông Đáng, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, cần phải có cả 3 cơ quan là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong Dự thảo chưa quy định cụ thể khi có hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với người sử dụng thực phẩm thì ai sẽ đứng ra xử lý. Dự thảo cũng cần quy định cụ thể các hành vi vi phạm và mức phạt tương ứng ngay tại các điều luật. Trong việc xử phạt, nếu có tranh chấp, cần quy định vai trò, trách nhiệm của toà án để xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Theo chuyên gia Nguyễn Tố Loan, Dự thảo không hề đề cập hình thức xử phạt, trong khi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nhiều lần tái diễn việc vi phạm an toàn thực phẩm. Nếu không có quy định về quyền tố cáo, khởi kiện, khiếu nại cũng như các chế tài nghiêm khắc, sẽ dẫn việc tuân thủ luật không cao, doanh nghiệp sẽ không sợ bị phạt, nên nguy cơ tái phạm hành vi vi phạm an toàn thực phẩm sẽ càng phổ biến.

Biện pháp chế tài dù đã được quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, đặc biệt, chế tài xử lý các vi phạm an toàn thực phẩm còn chưa đủ mạnh. Vì vậy, cần phải có hệ thống chế tài với nhiều hình thức xử phạt linh hoạt.

Liên quan đến chế tài xử phạt, Thạc sĩ Trần Thị Quang Hồng, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận xét rằng, Dự thảo luật chưa chỉ rõ chủ thể của trách nhiệm là ai: các tổ chức, cá nhân hay các cơ quan quản lý trong việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến khi có sự cố hoặc tranh chấp xảy ra sẽ không rõ ai là người chịu trách nhiệm.

Trong Dự thảo cũng đã có hẳn 1 chương về kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong đó không quy định thẩm quyền xử lý bằng chế tài cụ thể nào, mà chỉ quy định vỏn vẹn 1 dòng: “Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, khi đã quy định lực lượng này, thì cần giao cho họ quyền làm việc cụ thể, cũng như các chế tài, hình phạt để họ áp dụng.

Còn tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật An toàn thực phẩm vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Huỳnh Xuân Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho rằng, việc thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm cần phải có lộ trình. “Về lâu dài, việc thực hiện truy thu nguồn gốc (Điều 18) là cần thiết, nhưng trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ như Việt Nam hiện nay, thực hiện điều này hết sức là khó khăn”, ông Hoàng nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đông Hải, Giám đốc điều hành Trung tâm Rau ôn đới (Đà Lạt), kiêm Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hải Đức cho biết: “Đà Lạt có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp, đa số là của nông dân, với những điều kiện phải truy thu nguồn gốc hoặc phải có cơ sở dữ liệu (Điều 18, khoản 5), thì hàng ngàn nông dân sẽ phá sản”.

Theo ông Hải, để đáp ứng được các điều kiện này, phải có một quá trình để bắt kịp với luật. Mặt khác, Luật còn thiếu một số quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với việc kiểm tra an toàn thực phẩm của doanh nghiệp (Điều 58 có quy định vấn đề này, nhưng chưa rõ ràng).

Luật sư Trương Thị Hòa, Văn phòng Luật sư Trương Thị Hòa nhận xét: Luật có đưa vào những quy định, tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (theo Điều 1, khoản 1 áp dụng 13 lĩnh vực xử lý vi phạm) chưa đầy đủ, như cần bổ sung thêm Điều 14 về “xử lý những tranh chấp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm”, bổ sung Điều “cấm sử dụng những chất độc hại để tác động vào thực phẩm”, nếu không sẽ có nhiều người sử dụng. Ngoài ra, theo bà Hòa, Luật cần có thêm điều khoản cho phép các cơ quan báo chí được điều tra, thông tin rộng rãi các vấn đề về thực phẩm.

(Theo Hữu Tuấn - Thanh Vũ // Báo đầu tư )

  • Doanh nghiệp vận tải phản ánh thiệt hại từ việc thu phí không đúng
  • Công ty Sữa Hà Nội bị phạt tiền vì gây ô nhiễm
  • Mauri La Ngà tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
  • Bất hợp lý trong việc gia hạn chứng chỉ hành nghề
  • Phát hiện dấu hiệu vi phạm trong xuất khẩu cát
  • Jetstar Pacific phải bồi thường cho hành khách khiếm thính
  • 29.000 khoản chi sai quy định bị phát hiện
  • Công nghệ làm nón bảo hiểm giả: Mới nắm kẻ có tóc...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%