Tư vấn nhà đất gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, đồng thời còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra - Ảnh: TT
Đó là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường gấp rút sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Nhằm ngăn chặn tình trạng cò giá đất tràn lan, dự thảo quy định hành nghề tư vấn giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tới 5 triệu đồng. Tư vấn nhà đất gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, đồng thời còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Nhằm ngăn chặn việc sử dụng đất không đúng mục đích như chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở mà không được cấp có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 300 triệu đồng tùy mức độ và hậu quả vi phạm.
Lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đô thị, đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ thì ngoài việc phải khôi phục nguyên trạng, mức phạt sẽ lên tới 400 triệu đồng.
Một nội dung mới khác, hành vi xả chất thải, để vật liệu xây dựng lên thửa đất của người khác gây cản trở cho việc sử dụng đất, làm giảm khả năng sử dụng đất hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu đồng tại khu vực đô thị, 5 triệu tại khu vực nông thôn.
Các hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác tại khu vực đô thị có thể bị phạt tới 30 triệu đồng, ngoài ra còn bị buộc khôi phục nguyên trạng và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp không sử dụng đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư quá thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu đồng.
Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.Cả hai đã bị miễn nhiệm chức vụ từ 28/7.
Sáng nay 29/7, Công an Thái Nguyên đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Xuân Hộ (tức Lê Xuân Động), về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.
Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Sáng 28/2, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án do Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ ngành và các tổ chức liên quan xây dựng nhằm phát triển đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế.
Bà Bùi Thị Kim Liên – GĐ Cty TNHH Khánh Minh không khỏi bức xúc khi nói về tốc độ thẩm định dự án "rùa bò" của các cấp hành chính Hải Phòng mà công ty của bà là một trong những "nạn nhân".
Sau hàng loạt vụ bê bối về chất lượng sữa, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo đến đâu? Luật gia Trần Quang Vũ, hội viên Hội luật gia Việt Nam, khẳng định "hoàn toàn không thiếu những công cụ bảo vệ người tiêu dùng" khi trả lời phỏng vấn của Vietnam+.
Từ sau Tết đến nay, TPHCM rộ lên việc một số doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm xã hội rồi bỏ trốn biệt tăm khiến cho nhiều công nhân khốn đốn, lao đao.
Theo giấy mời của VKSND thành phố Cần Thơ, nạn nhân của “vụ án oan sai xuyên thế kỷ” doanh nhân Nguyễn Đình Chiến và con trai đã có mặt tại Cần Thơ từ chiều tối ngày 9/2/2009.
Đây là một trong những quy định mới về xuất bản được bổ sung trong Nghị định 11/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số111/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.
Đối với mỗi vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, kê khai tài sản của cán bộ là tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý cán bộ, vì thế trước mắt mới chỉ yêu cầu là phải kê khai. Cán bộ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong lời khai.