Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một luật sửa nhiều luật

Do sự ảnh hưởng bao trùm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến ĐTXDCB nên Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều DN

Do sự ảnh hưởng bao trùm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến ĐTXDCB nên Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều DN

Hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật DN, Luật Bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, còn có nhiều điểm không thống nhất giữa các văn bản pháp luật trên gây ra sự lãng phí lớn về thời gian cũng như tiền bạc. Ngày 8/4/2009, VCCI phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến ĐTXDCB.

Dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là “Đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến ĐTXDCB và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh”, Ban soạn thảo Luật đặt ra quyết tâm xây dựng 1 luật sửa nhiều luật. Với mục tiêu giải quyết yêu cầu cấp bách, dự kiến, Luật sẽ được xây dựng trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2009 và có hiệu lực thi hành ngay từ 1/7/2009.

Các văn bản luật cần tương thích

Theo Luật gia Cao Bá Khoát – GĐ Cty Tư vấn K và Cộng sự, vướng mắc cơ bản của quy trình đầu tư là Luật Đầu tư. Thực tế hiện nay, Luật Đầu tư điều chỉnh toàn bộ hoạt động đầu tư bao gồm điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư và ưu đãi đầu tư... Tuy nhiên, các luật chuyên ngành có liên quan cũng điều chỉnh điều kiện đầu tư, ưu đãi đầu tư... nên tạo sự chồng chéo. Chính vì vậy, thay vì “ép” các luật khác phải điều chỉnh theo Luật Đầu tư, các cơ quan làm luật nên sửa Luật Đầu tư theo hướng chỉ điều chỉnh ưu đãi đầu tư và các điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư.

Theo khảo sát của Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, tổng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình đối với dự án nhóm A là 42 tháng, nhóm B là 29 tháng và nhóm C là 23 tháng. Nếu cộng thêm thời gian thi công nữa thì một dự án nhóm A có thể mất hơn 10 năm mới hoàn thành.

Ví dụ, Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tuy nhiên, Luật Đầu tư lại quy định “Dự án Đầu tư phải đăng ký hoặc thẩm tra trước khi thực hiện. Đối với dự án Đầu tư xây dựng công trình thì việc lập và phê duyệt sẽ được tiến hành trước khi xin phép xây dựng và sau khi Thủ tướng cho phép Đầu tư hoặc có thỏa thuận bổ sung về quy hoạch (đối với một số dự án). Như vậy, liệu có thể hiểu Báo cáo đánh giá tác động môi trường có phải là một công đoạn của quá trình thực hiện đầu tư ?

Từ những thực tế chồng chéo của hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTXDCB nói riêng các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu VN cho rằng, cần chuyên môn hóa cơ quan lập pháp. Các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cần có người có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành. Đây là những cơ quan tổ chức, thực hiện chính trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan hành pháp chỉ nên là những đơn vị có trách nhiệm đóng góp, xây dựng dự thảo. Có như vậy, các luật hiện hành mới hạn chế được sự chồng chéo và áp đặt của cơ quan hành pháp tới đối tượng tác động. Thực tế hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật của lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó chủ trì soạn thảo. Việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi” cũng là nguồn cội của chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao.

Đơn giản thủ tục


Thực tế hiện nay, trong xây dựng cơ bản, các nhà đầu tư phải mất một khoảng thời gian lớn cho việc thực hiện tất cả các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật. Điều này gây ra sự lãng phí lớn về thời gian cũng như tiền bạc. Các tiêu chí giải quyết thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan có nhiều tiêu chí trùng nhau. Ví dụ, căn cứ cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo trình tự thẩm tra dự án – quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư) và căn cứ giao đất, cho thuê đất (Điều 31 Luật Đất đai) đều có tiêu chí là “Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; Phù hợp với quy hoạch xây dựng; Nhu cầu sử dụng đất”. Việc thẩm tra các tiêu chí nói trên trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận đầu tư do Sở KH-ĐT làm cơ quan đầu mối thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, còn trong trường hợp xin giao đất, cho thuê đất do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai...

Điều này dẫn đến hiện tượng, cùng một tiêu chí nhưng thẩm định nhiều lần, theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền khác nhau. Do đó có thể mâu thuẫn về kết quả giải quyết, lúc đầu thì đồng ý, sau đó không đồng ý, cơ quan này chấp thuận, cơ quan khác có thể không chấp thuận, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Đơn giản hóa các thủ tục, thống nhất các thủ tục nếu có thể được sẽ giảm chi phí không cần thiết cho DN – Đây là ý kiến của ông Phan Vũ Anh – GĐ Ban Đối ngoại, Pháp chế TCty Vinaconex. Theo ông Vũ Anh, thủ tục đầu tiên cần thống nhất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Bên cạnh đó, dự thảo luật đang xây dựng cũng nên bỏ quy định “phê duyệt kế hoạch đấu thầu” để giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư rút ngắn thời gian chuẩn bị Đầu tư dự án.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp đang là một chủ trương được Chính phủ đẩy mạnh. Ông Nguyễn Xuân Đào – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ KH-Đầu tư) giải thích: Chính phủ đã đưa ra giải pháp cấp bách cho phép chỉ định thầu các dự án tới 5 tỷ đồng với mục tiêu chính là đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tất nhiên vì là giải pháp cấp bách phục vụ kích cầu đầu tư và tiêu dùng nên trước mắt được thực hiện trong năm 2009. Mặc dù một số chuyên gia WB cho rằng, quy định về chỉ định thầu các dự án tới 1 tỷ đồng đã là cao nhưng Chính phủ đã rất mạnh dạn phân cấp chỉ định thầu tới dự án 5 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc phân cấp cũng đi kèm với phân trách nhiệm người ký quyết định thầu. Nếu dự án nào thấy nhiều nhà thầu quan tâm và đấu thầu hiệu quả cao hơn thì có thể linh hoạt chuyển sang đấu thầu.

(Bá Tú - Báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Vụ kiện chống bán phá giá túi nilon: Gấp rút đối phó
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sai phạm: "Sẽ mạnh tay chấn chỉnh"
  • Hướng dẫn thu thuế TNDN đối với đầu tư cơ sở hạ tầng: Sàng lọc doanh nghiệp
  • Không truy thu thuế xe tải VAN
  • Hồi kết cho thuế xe tải van
  • Doanh nghiệp trùng tên: Loay hoay gỡ rối
  • Thuê Cty luật Hoa Kỳ kháng kiện vụ túi nhựa Việt Nam bị kiện
  • Sẽ kiểm toán PVFC và Vinataba trong quý II/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%