Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ kiện chống bán phá giá túi nilon: Gấp rút đối phó

Tuần trước, Hiệp hội Nhựa TP HCM đã có buổi họp khẩn với các doanh nghiệp có tên trong danh sách vị kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ nhằm tìm phương án đối phó.

Theo đó, các doanh nghiệp thống nhất để Hiệp hội Nhựa TPHCM làm tổ chức đại diện quyền lợi chính thức cho 59 doanh nghiệp nhựa Việt Nam trong vụ kiện này.

Ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM cho biết, hiện Hiệp hội đề ra 2 phương án để đối phó. Trong đó, phương án xin gia hạn 2 tháng để chuẩn bị hồ sơ (thay vì 20 ngày như ấn định của DOC) đang được Hiệp hội xúc tiến. “Phía bị đơn có quyền xin gia hạn, tuy nhiên thời gian được gia hạn bao lâu thì phải chờ DOC quyết định” - ông Trang giải thích.

Trong tuần này, Hiệp hội sẽ thuê một công ty luật tại Mỹ đến đàm phán với nguyên đơn để rút đơn kiện. Theo đánh giá của ông Trang, giải pháp này không phải không khả thi, bởi để theo vụ kiện này, phía nguyên đơn phải bỏ ra cả triệu đô la. Trong khi đó, hai doanh nghiệp này cũng không phải kẻ lắm tiền nhiều của. Tuy nhiên, để chính thức nộp đơn kiện các doanh nghiệp của Việt Nam, Đài Loan và Indonesia vào ngày 31/3, phía nguyên đơn phải thu thập tư liệu từ năm 2007. Ngoài ra, càng kéo dài thời gian, phía nguyên đơn sẽ có lợi, vì trong thời gian này các bị đơn sẽ chịu một mức thuế khá cao khi xuất hàng sang thị trường Mỹ.

Trước thực tế đó, phương án chuẩn bị hồ sơ để đối đầu với vụ kiện đang được Hiệp hội triển khai gấp rút. Ngoài việc hướng đẫn doanh nghiệp làm hồ sơ, Hiệp hội Nhựa TPHCM cũng đã tìm luật sư để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Có ba nhóm luật sư đều ở Mỹ đã được Hiệp hội nhắm đến, tuy nhiên chọn nhóm nào thì còn phải chờ ý kiến của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội Nhựa TPHCM cũng đã liên hệ với Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ nhờ can thiệp, bởi hai doanh nghiệp phát đơn kiện lần này không thể đại diện cho cả cộng đồng doanh nghiệp ngành nhựa của nước này.
 

Tóm tắt vụ việc

Nguyên đơn vụ kiện chống bán phá giá này là công ty Hilex Co.,LLC và tập đoàn Superbag. Đơn kiện đã được công ty luật King&Spalding LLP gửi lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 31-3 vừa qua. Sản phẩm bị kiện là túi nhựa có quai làm từ sợi polyethylene thường được dùng để gói đồ và đựng hàng hóa bán lẻ. Hai công ty này cũng đã đề nghị lấy Ấn Độ làm nước thay thế để tính biên độ phá giá bình quân.

Trong đơn kiện, phía nguyên đơn đưa ra các bằng chứng cho rằng, mặt hàng này đang được Việt Nam, Indonesia và Đài Loan bán với giá thấp hơn giá trị thông thường. Riêng các doanh nghiệp Việt Nam còn bị cáo buộc là được hưởng các khoản trợ cấp có thể đối kháng (trợ cấp bị cấm hoặc có thể bị khiếu kiện) như: ưu đãi tín dụng, giảm thuế xuất khẩu...



Không vào Mỹ vẫn bị kiện

Trong buổi họp, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thật sự bất ngờ khi có tên trong danh sách bị kiện, bởi hàng của họ đã ngưng xuất sang Mỹ khá lâu. Thậm chí, có doanh nghiệp chưa từng xuất hàng sang thị trường này. Ông Trần Việt Hùng, Giám đốc Công ty nhựa Nam Thái Sơn cho rằng, mỗi tháng ông xuất khoảng 1.000 tấn sản phẩm, nhưng thị trường là Nhật và châu Âu, nhưng không hiểu sao doanh nghiệp của ông Hùng vẫn có tên trong danh sách bị kiện.

Theo ông Trang, mặc dù doanh nghiệp không xuất hàng sang Mỹ, nhưng phía nguyên đơn chỉ căn cứ vào nguồn gốc hàng hóa để kiện. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật hoặc Đài Loan, từ đó hàng được tái xuất sang Mỹ, có nghĩa là hàng Việt Nam đã có mặt ở thị trường Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp rơi vào tình trạng này đều rất hoang mang, song nếu không nhanh chân, mức thuế cao nhất mà doanh nghiệp phải chịu có thể lên đến 104%.

Ông Trang cho biết thêm, trong số 59 doanh nghiệp bị kiện thì 35 doanh nghiệp bị kiện chống trợ cấp. Đây là vấn đề rất phức tạp nên Hiệp hội Nhựa TPHCM đã đề nghị Cục Quản lý Cạnh tranh và Vụ Pháp chế của Bộ Công thương tham gia với tư cách tư vấn.

 

(Bài Nguyễn Hảo - Báo Doanh nhân)

  • Một luật sửa nhiều luật
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sai phạm: "Sẽ mạnh tay chấn chỉnh"
  • Hướng dẫn thu thuế TNDN đối với đầu tư cơ sở hạ tầng: Sàng lọc doanh nghiệp
  • Không truy thu thuế xe tải VAN
  • Hồi kết cho thuế xe tải van
  • Doanh nghiệp trùng tên: Loay hoay gỡ rối
  • Thuê Cty luật Hoa Kỳ kháng kiện vụ túi nhựa Việt Nam bị kiện
  • Sẽ kiểm toán PVFC và Vinataba trong quý II/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%