Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ bị phạt tối đa 30 triệu đồng

Các hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, ngoại tệ, vàng; niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép sẽ bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết.

Đối với hành vi găm hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hàng hóa thì chủ sở hữu các cơ sở kinh doanh đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các cơ sở nêu trên có hành vi găm hàng thì chính đối tượng này bị xử phạt vi phạm hành chính.

Những hành vi găm hàng chỉ được coi là có lý do chính đáng trong các trường hợp bất khả kháng sau: Mất điện cả khu vực khi bán xăng dầu; tại thời điểm kiểm tra hàng hóa cả trong kho và địa điểm bán hàng đều hết nên không còn hàng để bán; cắt giảm địa điểm kinh doanh để giảm chi phí hoặc địa điểm kinh doanh đó không có người mua, ít người mua.

Việc tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh có thời hạn tối đa không quá 12 tháng. Việc tước quyền sử dụng các Giấy phép kinh doanh không thời hạn là từ trên 12 tháng trở lên và chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng các loại giấy trên phải căn cứ vào trị giá hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: Đầu cơ hàng hoá; xuất lậu xăng, dầu qua biên giới; xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới; hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hoá và chất lượng hàng hoá, dịch vụ và xử phạt đối với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả...

Theo Chinhphu

  • Bác đơn yêu cầu hủy bỏ kết quả họp đại hội cổ đông bất thường
  • Cán bộ ngân hàng ôm tiền bỏ trốn
  • Nhựa Tiền Phong truy nộp 50 tỷ đồng thuế thu nhập
  • Sớm xem xét, trả lời các vấn đề về quy hoạch, đất đai đối với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
  • Xử sai, Viện Kiểm sát "đền" trên 320 triệu đồng
  • Nosco phớt lờ yêu cầu của cơ quan quản lý?
  • Thương lái lợi dụng danh nghĩa DN để lừa đảo: DN khổ vì thông tin
  • Đưa thuốc lá vào danh mục cấm kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%