Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nóng bỏng đất đai

Vấn đề đất đai trong thời gian gần đây đang là vấn đề cực kỳ lớn, bức xúc đối với người dân cũng như các cấp chính quyền. Theo đánh giá có trên 80% số đơn thư khiếu tố của công dân trong tỉnh liên quan đến vấn đề đất đai. Các vụ khiếu kiện về đất đai thường đông người, phức tạp, khó giải quyết. Số cán bộ có khuyết điểm, làm sai, bị kỷ luật, phạt tù nhiều hơn cả cũng liên quan đến vấn đề đất đai. Tiêu cực tham nhũng xảy ra cả với cán bộ lẫn người dân cũng liên quan nhiều đến đất đai.

Phải nói rằng, thời gian qua chính quyền các địa phương cũng như các ngành có liên quan đã có nhiều cố gắng tập trung chỉ đạo, đề ra được những giải pháp và giải quyết một số vụ việc, trong đó có những vụ việc nổi cộm đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng lấn chiếm, sang nhượng đất đai, khai thác vận chuyển khoáng sản trái phép vẫn xảy ra nhiều nơi ở hầu hết các địa phương như: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh… chưa được ngăn chặn xử lý cương quyết, dẫn đến tranh chấp khiếu nại làm cho tình hình ngày càng xấu thêm, tài nguyên đất đai và khoáng sản ngày càng bị xâm hại và hủy hoại nhiều hơn.

Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, có ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể nào đáp ứng được. Cũng có ý kiến cho rằng trình độ năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém và tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu gây bất bình khiếu kiện của người dân. Nhiều ý kiến đồng ý với những nhận định trên, nhưng cũng đồng thời cho rằng còn có nguyên nhân khác nữa là các cơ quan xây dựng chính sách trước hết là các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý đất đai chậm đưa ra hệ thống chủ trương, chính sách sát hợp với thực tiễn, gây không ít khó khăn lúng túng cho những người thực hiện…

Đất trồng cao su ngày càng có giá - nên thường dẫn đến tranh chấp tại Tánh Linh, Đức Linh. (ảnh: N.Lân)

Như vậy, để giải quyết tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và giảm bớt tình trạng khiếu kiện về đất đai phải tập trung giải quyết tận gốc những nguyên nhân phát sinh ra nó. Trước hết phải tăng cường trách nhiệm của các chính quyền địa phương đối với quản lý đất đai, thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý kịp thời các hành vi vi phạm lấn chiếm, sang nhượng đất đai, khai thác vận chuyển khoáng sản trái phép. Xử lý kịp thời, nghiêm những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ cũng như lợi dụng chức vụ và nhiệm vụ được giao để trục lợi gây bất bình trong nhân dân.

Cùng với việc quản lý, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động đến các tầng lớp nhân dân về pháp luật đất đai và khoáng sản. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông đại chúng mà là của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, các đoàn thể đối với đoàn viên, hội viên. Các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan quản lý đất đai cũng là một kênh rất quan trọng trong việc tuyên truyền giải thích pháp luật đất đai đối với người dân thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực thi công vụ của mình.

Trong thực tế có nhiều vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai trái pháp luật không phải người dân không biết mình làm như vậy là vi phạm, nhưng vì không có đất sản xuất để sinh sống dẫn đến “túng quá hóa liều”. Những trường hợp này một mặt tuyên truyền vận động và xử lý, mặt khác chính quyền cần tạo cho họ có điều kiện tối thiểu để làm ăn sinh sống. Thiết nghĩ các địa phương và ngành chức năng cần rà soát lại các quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng giao cho địa phương quản lý để từ đó có phương án, kế hoạch giao đất, giải quyết đất cho những hộ sống bằng nghề nông nhưng không có hoặc thiếu đất sản xuất, qua đó góp phần giảm bớt tình trạng dân lấn chiếm đất rừng và đất đã giao cho các dự án, các tổ chức…

Phải nói rằng vấn đề đất đai hiện nay có vô số phức tạp phát sinh do chế độ, chính sách của chúng ta chưa tính hết, lại thường xuyên thay đổi và có nhiều sơ hở, thậm chí bất hợp lý. Vì thế cần kịp thời phát hiện để điều chỉnh. Nếu thuộc thẩm quyền của các bộ ngành trung ương cần phải kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu có một hệ thống chính sách về đất đai toàn diện, cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế và tương đối ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai đi vào nền nếp, hạn chế được tình trạng khiếu kiện, lấn chiếm và tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

 

(Theo LÊ VĂN // Binhthuan Online)

  • Phù thủy “bùa mê” ! - Những nẻo đường… “làm ăn”
  • Tòa án điện tử: Minh bạch và tiện ích hơn
  • Làm giả giấy tờ cho thuê đất
  • Kiến nghị thu hồi 87 tỷ đồng từ bù lỗ xăng dầu
  • Thu nhập dưới mức bình quân mới được mua nhà ở xã hội
  • Ai phải trả và trả theo giá nào?
  • Hai công ty đại chúng bị phạt 40 triệu đồng
  • Tin đồn phát hành tiền mệnh giá 1 triệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%