Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phàn nàn về thủ tục hành chính và nạn lạm quyền

Cần một tầm nhìn mới cho công cuộc cải cách hành chính. Ảnh TL.

Những lời phàn nàn về thủ tục hành chính và sự lạm quyền của công chức vẫn được nhắc lại tại phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính được tổ chức sáng 20-10 tại Hà Nội.

Khốn khổ với công quyền

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, than phiền về đạo đức công vụ. Ông kể, một lần đi nộp hồ sơ cho công ty, nhưng nhân viên một sở “chẳng nói chẳng rằng” và “đút tay túi quần, đi đi lại lại”.

Hết cách, ông Thắng phải rút điện thoại gọi cho giám đốc sở thì mọi việc xong ngay, ngày mai đã nhận được công văn trả lời.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phàn nàn, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản bị yêu cầu kiểm định chất lượng sản phẩm tại 6 phòng thí nghiệm của Nhà nước. Điều này đương nhiên gây nhiều phiền hà, tiêu cực cho họ.

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính hoạt động trên mô hình công tư kết hợp, gồm 27 thành viên đại diện cho Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài nước, do ông Nguyễn Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu, và có mục tiêu tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.

Một số doanh nghiệp trong VASEP nhập khẩu chân gà từ Mỹ và châu Âu để xuất sang nước thứ ba, nhưng bị giữ lại cảng Hải Phòng mà không thể biết phải làm gì. Chi phí là 4 triệu đồng/container cho một ngày.

Ông nói: “Doanh nghiệp chúng tôi khốn khổ về thủ tục hành chính hơn cả trước khi có Đề án 30 (đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính). Các cơ quan công quyền ở Việt Nam hành chúng tôi hơn cả là ở nước ngoài”.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho biết, các doanh nghiệp vận tải phàn nàn không biết những hồ sơ nào cần có để xe tải của họ vận chuyển hàng hoá trên đường. Ông tìm hiểu thực tế thì chẳng có cơ quan nào biết.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thêm một ví dụ sinh động. Ông hỏi các thành viên hội đồng: “Một năm anh chị khai bao nhiêu lần mẫu lý lịch” - Trả lời: “nhiều”. ông Đam nói

Mong hướng đi mới

“Mong ông chủ tịch cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao để công cuộc cải cách hành chính trở nên thực chất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”. Đây là nguyện vọng của nhiều thành viên hội đồng nói với ông Vũ Đức Đam, như là nguyện vọng của hiệp hội, tổ chức họ đại diện.

Ông Cung nói: “Tôi đề nghị cắt bỏ luôn 50% thủ tục hành chính, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu lực quản lý nhà nước”.

Ông nói, hội đồng phải rất chú ý hiện tượng các cơ quan công quyền sẽ lấy lý do đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước để biện minh cho việc ban hành các thủ tục hành chính để kiểm soát xã hội.

Về điểm này ông Đam đồng tình nói: “Hội đồng cần kéo những người có quyền quyết định về thủ tục hành chính đứng về phía chúng ta”.

Tuy nhiên, ông thừa nhận đây là điều khó. Ông nói: “Theo thể chế ở Việt Nam thì cơ quan hành pháp chủ yếu ban hành văn bản”.

Ông Đam đề nghị, sắp tới tổ chức một số đối thoại để các công chức, những người thường bị phê bình có dịp bày tỏ suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, ông Đam yêu cầu tạo ra một số diễn đàn trên mạng, nhằm lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp về một chủ đề nóng nào đó.

Ông Đam nói: “Chúng ta đã ở trên thuyền hướng tới mục đích nhà nước phục vụ. Nhưng chặng đường trước mắt còn rất dài và gian truân”.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%