Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện dấu hiệu vi phạm trong xuất khẩu cát

Thông tin từ Cục Hải quan TP Cần Thơ ngày 8-9 cho biết: Từ năm 2007 đến cuối tháng 8-2009, nơi đây đã làm thủ tục xuất khẩu cát cho 71 doanh nghiệp với tổng khối lượng gần 11 triệu m3, giá trị hơn 328 triệu USD (đối với loại hình xuất kinh doanh) và gần 16,7 triệu m3, giá trị 105 triệu USD (đối với loại hình tái xuất).

Trong thời gian này, Cục Hải quan TP Cần Thơ đã phát hiện dấu hiệu doanh nghiệp đối phó với Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ qua việc ký hợp đồng lùi ngày, hợp đồng cùng số, cùng ngày nhưng khác nội dung, sửa ngày trong hợp đồng…

Đáng chú ý, vào ngày 8-7 vừa qua, khi tiếp nhận làm thủ tục hải quan cho 2 tờ khai của Công ty TNHH một thành viên Đạt Thành Nguyên (Chi nhánh An Giang), Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ (thuộc Cục Hải quan TP Cần Thơ) phát hiện dấu hiệu giả mạo giấy tờ, ký hợp đồng lùi ngày để xuất khẩu cát khối lượng lớn. Vụ việc đã được Cục Hải quan Cần Thơ phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Cần Thơ và C15 Bộ Công an xác minh làm rõ. Cục Hải quan TP Cần Thơ còn cho biết: Sau “sự cố” của Công ty Đạt Thành Nguyên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cát đã chuyển sang các địa phương lân cận để làm thủ tục xuất mặt hàng này…

Cục Hải quan TP Cần Thơ đã kiến nghị với đoàn kiểm tra TP Cần Thơ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ nên xem xét lại điểm 5 Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg, bởi khi thực hiện điểm 5 này, hải quan địa phương không thể quản lý được hợp đồng nào ký trước ngày 30-11-2008…

Nội dung điểm 5 của Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg như sau: “Trước mắt, tạm dừng việc xuất khẩu cát, sỏi xây dựng bao gồm cát, sỏi lòng sông và cát biển. Đối với các hợp đồng xuất khẩu cát, sỏi xây dựng đã được ký trước ngày 30-11-2008 thì vẫn thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng”. Cục Hải quan TP Cần Thơ cho rằng: Với nội dung này, doanh nghiệp sẽ lợi dụng qua các hình thức sau: Thứ nhất, Chỉ thị 29 được ban hành vào ngày 2-10-2008 nhưng lại cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu với các hợp đồng ký trước ngày 30-11-2008. Trong thời gian gần 2 tháng (từ 2-10 đến 30-11), doanh nghiệp lợi dụng ký những hợp đồng với số lượng lớn và thời gian thực hiện kéo dài. Thứ hai, việc ký kết hợp đồng ngoại thương được thực hiện giữa 2 đối tác (doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài) không có cơ quan nào giám sát nên không loại trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lùi ngày (sau ngày 30-11-2008 nhưng ghi trên hợp đồng trước ngày 30-11-2008).

(Theo B.Đại // SGGP online)

  • Jetstar Pacific phải bồi thường cho hành khách khiếm thính
  • 29.000 khoản chi sai quy định bị phát hiện
  • Công nghệ làm nón bảo hiểm giả: Mới nắm kẻ có tóc...
  • Vụ Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM kêu oan: Được vạ, má sưng
  • Dự luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Khó khả thi?
  • Dự thảo Luật thuế nhà, đất: Cần nhất là khách quan
  • Doanh nghiệp phàn nàn hàng giả chưa bị phạt nặng
  • Vá lại lỗ thủng quy phạm an toàn trong vải và đồ chơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%