Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp phàn nàn hàng giả chưa bị phạt nặng

Kềm Nghĩa tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Ảnh: D.H

Nhiều doanh nghiệp hàng Việt Nam mong muốn có biện pháp mạnh để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh.

Khổ với hàng nhái

Với sản phẩm là các dụng cụ chăm sóc móng, kềm Nghĩa đã trở thành một thương hiệu quen thuộc, chiếm 80% thị phần và hiện có đến 120 đại lý kinh doanh, phân phối sản phẩm. Tuy vậy, theo ông Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty kềm Nghĩa, hiện nay công ty đang phải đối diện với việc hàng kém chất lượng tràn lan, vẫn gán mác là kềm Nghĩa, nhưng bán với giá rẻ hơn một nửa.

Các loại sản phẩm này được bỏ mối trực tiếp ra các chợ, giá rẻ, lại gắn mác giả kềm Nghĩa nên dễ bán, làm cho công ty ông mất nhiều mối hàng. Cũng đã vài lần kềm Nghĩa kiện một số cơ sở làm nhái sản phẩm của mình, nhưng theo ông Hòa, doanh nghiệp không đủ lực để đi theo hoài các vụ kiện, mà có khi ra tòa rồi họ cũng chỉ bị phạt 5 triệu đồng.

Trong khi đó trên thị trường, các loại áo sơ mi nhái hàng của Việt Tiến thường vẫn thêu chữ V trên nắp túi, nhưng nút áo thì lại có chữ Việt Tuấn hay Việt Tín chứ không phải Việt Tiến. Người tiêu dùng rất dễ nhầm vì không để ý.

Khổ sở với hàng nhái, phòng kinh doanh của công ty này đã lập một bộ phận chuyên đi phát hiện các sản phẩm làm giả rồi báo với Cục Quản lý thị trường. Nhưng theo ông Phan Văn Kiệt, Phó tổng giám đốc công ty, “việc làm này cũng như muối bỏ bể” bởi cửa hàng nhái rất nhiều, ở khắp nơi trên cả nước, mà mức phạt thì chẳng đáng bao nhiêu".

Cần có biện pháp kiểm soát hữu hiệu

Nhiều doanh nghiệp đề nghị, bên cạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” còn cần có những biện pháp thiết thực, dài hơi hơn từ phía cơ quan chức năng để hàng Việt Nam có thể tồn tại tốt trên thị trường.

“Không cần lập hàng rào bảo hộ hàng trong nước, nhưng doanh nghiệp cần có một hành lang pháp lý để có thể cạnh tranh lành mạnh", ông Đỗ Hòa nhấn mạnh. Để có hành lang pháp lý ấy, theo ông Hòa, nhà nước phải đề ra và quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa. Những hành vi vi phạm về chất lượng, về cạnh tranh cần phải bị trừng trị đích đáng. Hiện nay đã có gần đủ các quy định nhưng việc chế tài còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì làm hàng nhái, hàng giả rồi, nhưng nộp phạt xong vẫn tiếp tục làm vì lợi nhuận bất chính thu được cao hơn nhiều so với mức phạt. 

Theo ông Lý của Công ty Lụa Toàn Thịnh, tuy không cần hàng rào bảo hộ thị trường nhưng vẫn nên có rào cản kỹ thuật với hàng nhập khẩu để hàng kém chất lượng không thể tràn vào như hiện nay. Ông cho rằng một trong những cách giúp đỡ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này chính là nhà nước phải quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, không để hàng ngoại không đủ tiêu chuẩn lấn sân hàng nội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Vá lại lỗ thủng quy phạm an toàn trong vải và đồ chơi
  • Nạn hàng giả, hàng nhái: Người dùng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm
  • Sản xuất phân bón giả có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
  • 36 lao động đi Nga về trước thời hạn: Lao động bị gài bẫy?
  • Sụt lở đập ở Mê Linh: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm
  • Nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã: Quản lý lỏng, vi phạm tăng
  • Dùng giấy tờ giả lập công ty để mua bán hóa đơn
  • 200 lao động Việt sống trong rừng Nga : Xưởng may đen đè mộng làm giàu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%